LED Driver là một bộ phận quan trọng và cần thiết để cấu tạo nên đèn LED. Vậy LED Driver là gì? LED Driver có cấu tạo và vai trò như thế nào đối với đèn LED? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin chi tiết dưới đây:
LED Driver là gì?
Với sự phát triển không ngừng của các thiết bị tiết kiệm điện, an toàn và bảo vệ môi trường, mọi người đang dần quen với việc sử dụng đèn LED - thiết bị chiếu sáng có tuổi thọ cao và tiết kiệm năng lượng. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng loại đèn này yêu cầu các thiết bị chuyên dụng gọi là nguồn LED Driver để hoạt động.
Led Driver hay còn được gọi là bộ đổi nguồn, trình điểu khiển led. Đây là một nguồn điện khép kín giúp kiểm soát dòng điện và điện áp cung cấp cho đèn led. LED Driver tương tự như chấn lưu của đèn huỳnh quang hoặc máy biến áp cho bóng đèn điện áp thấp. Các bộ phận này cung cấp cho đèn LED lượng điện mà nó đòi hỏi để hoạt động một cách tốt nhất.
Một số đèn LED, đặc biệt là các đèn LED được thiết kế để sử dụng trong gia đình, có chứa các driver rời thuận tiện cho việc sửa chữa và thay thế (ví dụ đèn downlight, đèn led panel, đèn ốp trần,...). Một số bóng đèn khác như bóng đèn bulb thường tích hợp sẵn driver bên trong, giúp thay thế bóng đèn sợi đốt cũ hoặc bóng đèn CFL dễ dàng hơn. Các bóng đèn LED này bao gồm với các chân đế hoặc đế cắm chuẩn (E26/E27).
LED Driver có nhiều kích thước, kiểu dáng phù hợp với mỗi loại đèn led chiếu sáng khác nhau.
Cấu tạo của bộ đổi nguồn driver
Bộ đổi nguồn LED Driver gồm bộ phận chính như sau:
✅ Diode chỉnh lưu: Bộ phận này có vai trò biến đổi dòng điện xoay chiều AC ra dòng điện một chiều DC.
✅ Biến áp: Giúp cho việc hạ điện áp xuống ngưỡng điện áp hoạt động của đèn led. Chất lượng của biến áp sẽ quyết định chất lượng cũng như khả năng tiết kiệm điện của sản phẩm.
✅ Tụ hóa: Gồm tụ lọc nguồn đầu vào và tụ lọc nguồn đầu ra. Tụ lọc nguồn đầu vào giúp san phẳng và lọc nhiễu điện áp đầu vào giúp dòng ổn định trước khi đưa qua tụ lọc thứ cấp. Trong khi đó, tại tụ lọc nguồn đầu ra, các tụ lọc thứ cấp sẽ tiếp tục lọc điện áp đầu ra để thành điện áp một chiều giúp đèn chiếu sáng ổn định hơn.
✅ Mosfet công suất: Đây là bộ phận quan trọng trong nguồn LED Driver và có thể đóng cắt với tần số rất cao. Cấu tạo mạch điện nguồn đèn led có chất lượng rất tốt hiện nay.
Vai trò của driver đối với đèn LED?
Bộ đổi nguồn LED Driver là bộ phận không thể thiếu và có vai trò trong việc phát sáng của đèn led, cung cấp nguồn điện áp thích hợp và giúp đảm bảo ổn định hoạt động của đèn led.
Giúp đèn led chiếu sáng ổn định, kéo dài tuổi thọ sản phẩm.
Trong trường hợp gặp các lỗi như điện thấp áp và cao áp cho đầu ra và đầu vào, tải mở và đầu ra sẽ được xử lý. Chức năng bảo vệ thích ứng nhiệt độ ở bộ vi mạch cũng giúp quản lý sức nóng đèn LED hiệu quả hơn.
Hình ảnh: Bộ đổi nguồn LED Driver đèn downlight nổi ELD5001
Cách kiểm tra driver đèn led
Đèn led mà bạn đang sử dụng có hiện tượng nhấp nháy hoặc không sáng rất có thể lỗi do phần driver. Do đó, cách sửa đèn led không sáng bằng đầu tiên đó là kiểm tra driver.
Việc kiểm tra điện áp đầu vào và điện áp đầu ra nếu không tương thích sẽ giúp bạn thay thế một driver phù hợp hơn. Đặc biệt, hiện tượng ánh sáng đèn led nhấp nháy có thể do bạn sử dụng một bộ driver không uy tín và kém chất lượng. Hãy chuyển đổi sang một bộ LED Driver tương thích với dòng điện, thương hiệu chính hãng.
Ngoài ra, bạn cũng cần phải kiểm tra lại nguồn cung cấp điện cho đèn led có được lắp đúng cách không. Thường bộ đổi nguồn led được lắp trong khu vực thoáng, thông gió để tản nhiệt quá trình sử dụng. Đối với đèn chiếu sáng ngoài trời, bộ đổi nguồn cần phải được đặt trong hộp chống mưa.