Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng điều hòa bị nhảy Aptomat. Cùng Roman tìm hiểu lý do vì sao và cách để khắc phục trường hợp Aptomat điều hòa bị nhảy qua những thông tin chia sẻ dưới đây.
Nguyên nhân và cách khắc phục aptomat điều hòa bị nhảy
Do điện yếu, quá tải điện
Theo thông số kĩ thuật của nhiều hãng, điều hòa sẽ hoạt động hiệu quả khi dòng điện đầu vào ổn định ở mức 210V-220V. Nếu dòng điện cung cấp cho điều hòa có cường độ dưới mức này thì điều hòa không thể hoạt động được. Do vậy dẫn đến hiện tượng điều hòa bị nhảy Aptomat do đầu vào không đủ.
Ngoài ra, do quá nhiều thiết bị điện được sử dụng trong nhà, đặc biệt là vào khung giờ cao điểm khoảng 9h-11h hoặc từ 17h-20h nên hệ thống điện bị quá tải. Aptomat điều hòa khi ấy sẽ tự nhảy để bảo vệ điều hòa.
Cách khắc phục:
-
Dùng bút thử điện hoặc các dụng cụ đo điện chuyên dụng để kiểm tra cường độ dòng điện đầu vào của máy. Nếu dòng điện dưới mức cho phép,bật quạt thay thế.
-
Hạn chế sử dụng các thiết bị điện không cần thiết vào thời gian cao điểm, phân bố sử dụng điện vào những giờ thấp điểm và sử dụng các sản phẩm thay thế như Quạt sạc tích điện.
Do aptomat đã bị hỏng
Aptomat có cấu tạo và nguyên lý hoạt động khá giống với cầu chì. Sau thời gian sử dụng, thanh lưỡi gà bằng đồng của Aptomat trở nên mòn và yếu, các điểm tiếp xúc bị kém làm cho dòng điện chạy qua bị chập chờn, dẫn đến hiện tượng nhảy Aptomat.
Cách khắc phục:
Bật lại Aptomat thêm 1-2 lần nữa. Nếu nó vẫn bị nhảy liên tục chứng tỏ Aptomat này đã bị hỏng. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải xem xét cụ thể hơn:
Nếu Aptomat điều hòa bị hỏng nên gọi thợ điện lạnh đến kiểm tra và thay thế thiết bị với công suất phù hợp.
Do dây điện nguồn/ dây kết nối từ dàn nóng ra dàn lạnh
Sau khi bật điều hòa mà Aptomat bị nhảy ngay dù là Aptomat mới, rất có thể dây điện nguồn sau Aptomat cấp cho dàn lạnh đã bị hỏng. Khi dây điện từ dàn nóng ra dàn lạnh bị hở các điểm kết nối hay do chuột cắn, thì Aptomat sẽ bị nhảy nhiều lần.
Cách khắc phục:
Gọi thợ để xem dây điện nguồn và các dây nối. Nếu bị đứt dây thì có thể thay thế dây khác và hệ thống lại hoạt động bình thường.
Dàn nóng bị rò rỉ điện
Do dàn nóng được đặt ở ngoài trời, tiếp xúc với nắng mưa nên dễ bị hao mòn và có thể bị rò điện trong quá trình hoạt động. Aptomat nảy để bảo vệ bạn trước tình trạng bị điện giật.
Cách khắc phục: Khi lắp đặt dàn nóng điều hòa nên nối dây tiếp đất để tránh sự cố rò điện xảy ra.
Điều hòa bị chạm chập trên dàn nóng hoặc dàn lạnh
Điều hòa bẩn, lâu ngày không được vệ sinh, bảo dưỡng nên lưới lọc có thể bị tắc, nghẽn do bụi dẫn đến hơi lạnh không thoát ra ngoài gây tích tụ thành giọt nước, nhỏ xuống mặt tường. Mạch điện có thể bị ẩm ướt sau một thời gian không sử dụng nên dẫn đến bị rò rỉ điện trong máy.
Cách khắc phục: Vệ sinh và bảo dưỡng điều hòa thường xuyên khi sử dụng.
Hỏng tụ, Block điều hòa
Nếu tất cả những điều trên không phải là nguyên nhân dẫn tới aptomat điều hòa bị nhảy thì cũng có thể do hỏng tụ hoặc block điều hòa.
Tụ điện có vai trò kích một nguồn điện cho block trong điều hòa chạy. Block điều hòa là bộ phận quan trọng nhất giúp điều hòa làm lạnh. Nguyên nhân hỏng tụ và block là do điều hòa hoạt động trong một khoảng thời gian dài hoặc lắp đặt điều hòa ở nơi thời tiết khắc nghiệt mà không có dụng cụ bảo vệ. Khi tụ điện và block hỏng cũng dẫn đến điều hòa không vào điện và Aptomat nảy
Cách khắc phục: Gọi thợ có tay nghề để kiểm tra và thay thế các linh kiện bị hỏng.
Do thừa gas
Khi áp suất gas trong hệ thống quá cao, vượt quá mức cho phép sẽ khiến nhiệt độ của gas không đủ lạnh nên việc làm lạnh của máy sẽ bị lâu. Điều hòa sẽ hoạt động tốn điện hơn gây ra tình trạng quá tải đối với máy nén bên trong.
Cách khắc phục: Trời nóng hay lạnh đều ảnh hưởng đến việc nạp gas. Kỹ thuật viên sẽ phải tự điều chỉnh để cân đối khí gas trong điều hòa
Aptomat - “Chiến binh” bảo vệ điều hòa hoạt động hiệu quả
Để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng điều hòa, bạn cần lưu ý lắp thêm Aptomat dành riêng cho thiết bị này.
Lợi ích khi lắp Aptomat điều hòa:
-
Aptomat điều hòa sẽ tự động ngắt dòng điện khi xảy ra hiện tượng rò điện, chập cháy, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
-
Giúp điều hòa hoạt động trong điều kiện tốt nhất, tránh các hiện tượng quá tải điện.
-
Giúp cho quá trình tháo dỡ, bảo dưỡng hay sửa chữa điều hòa tại nhà được thuận tiện hơn do thiết bị dễ dàng cách ly khỏi nguồn điện.
Sau đây là hướng dẫn chọn Aptomat phù hợp với từng công suất của điều hòa như sau:
-
Chọn aptomat cho điều hòa 9000Btu có công suất 2637W: Chọn Aptomat 8 – 12A.
-
Chọn aptomat cho điều hòa 12000Btu – 3516W: Chọn Aptomat 16 – 20A.
-
Chọn aptomat cho điều hòa 18000Btu – 5300W: Chọn Aptomat 20 – 30A.
-
Chọn aptomat cho điều hòa 24000Btu – 7032W: Chọn Aptomat trên 30A.
(Lưu ý: BTU - Chỉ số phản ánh công suất làm lạnh của điều hòa).
Aptomat là một thiết bị điện quan trọng bảo vệ hệ thống điện gia đình. Vì thế, lựa chọn sản phẩm Aptomat chất lượng tốt sẽ giúp bạn và gia đình an tâm sử dụng lâu dài từ các nhà cung cấp có uy tín trên thị trường.
Roman với kinh nghiệm 20 năm trên thị trường trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp các thiết bị điện, thiết bị chiếu sáng sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của gia đình bạn với các loại Aptomat tép, Aptomat khối, Aptomat chống giật có công suất khác nhau. Sản phẩm Aptomat được tin dùng bởi hàng triệu ngôi nhà và dự án lớn tại Việt Nam với các chính sách đổi - trả - bảo hành rõ ràng.
Quý khách có thể ghé thăm kênh Zalo OA:
https://zalo.me/4586145205496234021 hoặc liên hệ
HOTLINE: 0886002825 để được tư vấn và hỗ trợ.
* Từ khóa liên quan: Aptomat điều hòa, CB điều hòa, cách lắp aptomat cho điều hòa