Ánh sáng nhân tạo xuất hiện gắn liền với sự ra đời của bóng đèn dây tóc do nhà khoa học Thomas Alva Edison phát minh ra tháng 10 năm 1879. Từ đây ánh sáng nhân tạo bắt đầu có mặt trong đời sống con người và là guồng quay ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học, cụ thể là ảnh hưởng rất lớn tới hormones, sức khoẻ, trong đó có mắt và làn da.
Quang phổ ánh sáng từ mặt trời
Trong quá trình bức xạ nhiệt, Mặt trời phát ra hai loại ánh sáng: ánh sáng nhìn thấy được và ánh sáng không nhìn thấy được bằng mắt thường.
Ánh sáng không nhìn thấy bằng mắt thường: là quang phổ nằm dưới 390 và trên 700 nanometers. Từ dưới phổ 390 nm này là các tia gồm: tia cực tím UV (UVA, UVB, UVC), X-ray, tia Gamma, tia vũ trụ. Từ trên phổ 700 nm là các tia vô tuyến, tia vi sóng, tia hồng ngoại, tia sóng radar.
Ánh sáng nhìn thấy bằng mắt thường: là quang phổ nằm trong dải từ 390 – 700 nm. Ở dải phổ này, mắt người có thể phân biệt được lần lượt các tia (theo thứ tự bước sóng dài dần): tia màu tím, tia màu xanh, tia xanh lá cây, tia màu vàng và tia màu đỏ.
Ảnh hưởng của ánh sáng đến cơ thể con người qua 2 cơ chế: trực tiếp (hấp thụ thông qua tế bào cơ thể) hoặc gián tiếp (thông qua hormones trong máu hoặc các tín hiệu hoá học được giải phóng từ các neurons cơ thể).
Thế nào là Full spectrum light?
- Ánh sáng mặt trời được coi là cung cấp Full Spectrum light – ánh sáng đầy đủ dải phổ nên khi đọc dưới ánh sáng này, mắt người sẽ khoẻ mạnh nhất mà không phải điều tiết gì thêm để đọc. Các ánh sáng nhân tạo chỉ cung cấp ánh sáng trong một hoặc hai, ba dải phổ chứ không phủ được toàn bộ dải phổ như mặt trời nên đều không thể đảm bảo 100% ánh sáng tốt nhất cho mắt người.
Do đó, các thiết kế nhà ở cần phải làm sao để ánh sáng tự nhiên vào được nhà nhiều nhất. Vào ban ngày, cần làm việc ở nơi có ánh sáng tự nhiên nhiều chứ không nên đóng kín cửa bật đèn chỉ vì sợ tia UV lọt vào làm da lão hoá. Mắt bạn sẽ yếu đi dần theo thời gian dài.
- Ánh sáng từ mặt trời sẽ làm hormones trong cơ thể được điều tiết bình thường hơn so với những người chỉ chuyên làm việc dưới ánh sáng nhân tạo.
Các loại đèn cung cấp ánh sáng nhân tạo
Việc chế tạo ra các loại đèn hiện nay phụ thuộc vào việc tế bào cảm nhận ánh sáng của mắt nhạy cảm nhất ở vùng phổ màu xanh và vàng. Như đã nói ở trên, không có đèn nào là cung cấp được ánh sáng đủ cho toàn phổ có thể nhìn thấy của mắt thường.
Nguồn sáng phát ra từ việc làm nóng dây tóc làm từ Tungsten (vonfram) nên mắt thường sẽ nhìn thấy có màu đỏ từ dây tóc bị nóng. Ánh sáng của đèn Vonfram nằm trong dải màu đỏ có bước sóng dài, trong đó lên tới 90% thuộc vùng ánh sáng của tia hồng ngoại.
Đèn Vonfram phát ra ánh sáng rất tốt cho mắt do cường độ dải sóng màu đỏ mang năng lượng thấp, không gặp hiện tượng cận thị, ngoài ra, đèn Vonfram cũng không gặp vấn đề với việc phát ra tia UV do phần sóng ánh sáng nằm trong dải màu đỏ là chính.
Tuy nhiên, đèn dây tóc Vonfram toả ra nhiệt lượng cực lớn, do vậy góp phần làm trái đất nóng lên và không phải giải pháp hợp lý cho bảo vệ môi trường. Do đó, nhiều nước phát triển đều cố gắng giảm việc sử dụng loại đèn này.
Nguồn sáng phát ra thông qua cơ chế không toả nhiệt bằng cách các photon tia cực tím (UV) được bắn ra từ hai tụ đầu làm bằng thuỷ ngân trong bóng đèn dài có phủ phosphor bên trong. Chính lớp phủ này khi bị các photon UV bắn vào sẽ phát ra ánh sáng nhìn thấy được.
Ánh sáng của đèn huỳnh quang nằm trong dải màu vàng và xanh trên dãy quang phổ, trong đó các nhà sản xuất thường tập trung nhiều nhất vào các loại bóng huỳnh quang phát ra ánh sáng ở bước sóng 555 nanometers, bởi đây là bước sóng mà tế bào nhận kích thích ánh sáng của mắt người nhạy nhất.
Tuy nhiên, với việc phát ra tia UV (bao gồm cả UVC) trong cơ chế tạo sáng, thì đèn huỳnh quang chỉ an toàn khi bề mặt phosphor phủ bên trong của bóng hoàn toàn.
(Nguồn: Tham khảo)