Nên Dùng Động Cơ AC Hay Động Cơ DC Cho Quạt Trần?
17/05/2025 - 02:31 PM
Động cơ là một trong những bộ phận quan trọng nhất của quạt trần hay còn được gọi là trái tim của thiết bị. Không có động cơ, cánh quạt sẽ không thể quay, và toàn bộ chức năng làm mát sẽ bị vô hiệu. Hiện nay trên thị trường quạt trần thường được trang bị độn cơ AC hoặc đông cơ DC, vậy nên dùng động cơ nào? Cùng tìm hiểu ở bài biết với đây nhé.
So sánh động cơ AC và động cơ DC của quạt trần
Động cơ AC trong quạt trần
Động cơ AC (Alternating Current motor) trong quạt trần là loại động cơ điện sử dụng dòng điện xoay chiều 220V (hoặc 110V tùy quốc gia) để tạo ra chuyển động quay, làm quay cánh quạt và tạo gió.
Bộ phận Chức năng
-
Stator (Phần tĩnh): Cuộn dây và lõi sắt – tạo ra từ trường quay khi có dòng điện AC
-
Rotor (Phần quay): Trục quay gắn với cánh quạt – chịu tác động từ trường để quay
-
Tụ điện khởi động: Giúp động cơ khởi động trơn tru, tăng mô-men xoắn ban đầu
-
Ổ trục/quạt gió: Giúp giảm ma sát và làm mát động cơ
-
Hệ truyền động: Gắn trục quay với cánh quạt để truyền lực quay.
Nguyên lý hoạt động
-
Khi cấp điện AC 220V, dòng điện đi qua cuộn dây tạo ra từ trường xoay.
-
Từ trường này tương tác với rotor, làm rotor quay quanh trục.
-
Cánh quạt gắn trên trục sẽ quay theo, tạo ra luồng gió.
Ứng dụng trong đời sống
-
Nhà dân, phòng khách, phòng ăn: dùng quạt trần cơ bản điều khiển bằng công tắc
-
Trường học, công sở, hội trường: Cần quạt lớn, chạy liên tục, dễ bảo trì
-
Nhà xưởng nhỏ: dùng quạt trần công nghiệp đơn giản, giá rẻ.
Động cơ DC trong quạt trần
-
Động cơ DC (Direct Current motor) là loại động cơ chạy bằng dòng điện một chiều. Trong quạt trần, điện lưới AC 220V sẽ được chuyển đổi thành điện DC thông qua một bộ biến đổi điện áp (driver), sau đó cấp cho động cơ.
-
Các quạt trần hiện đại dùng động cơ DC không chổi than (BLDC – Brushless DC Motor) nhờ tính êm, tiết kiệm điện và điều khiển mượt.
Bộ phận chức năng
-
Stator: Gồm các cuộn dây – tạo từ trường khi có dòng điện
-
Rotor: (Nam châm vĩnh cửu): Gắn trên trục quay – tương tác với từ trường từ stator để quay
-
Driver (bộ điều khiển điện tử): Chuyển điện AC thành DC, điều khiển tốc độ và chiều quay
-
Cánh quạt và trục : Truyền chuyển động quay ra không khí
Nguyên lý hoạt động
-
Điện lưới AC được biến đổi thành dòng DC.
-
Bộ driver điều khiển dòng điện cấp vào các cuộn stator, tạo từ trường quay xoay chiều.
-
Rotor có nam châm vĩnh cửu bị hút – đẩy theo từ trường → quay liên tục.
-
Tốc độ quay được điều chỉnh mượt mà qua điều khiển từ xa hoặc app.
Ưu điểm của động cơ DC cho quạt trần
-
Rất êm ái: Hầu như không phát ra tiếng ồn, kể cả khi quay nhanh
-
Siêu tiết kiệm điện: Tiêu thụ điện thấp hơn tới 70% so với động cơ AC
-
Điều chỉnh tốc độ mượt: Có thể điều khiển 5–7 cấp tốc độ hoặc theo %
-
Đổi chiều quay dễ dàng: Đổi chiều gió (mùa đông/mùa hè) chỉ bằng 1 nút bấm
-
Tích hợp thông minh: Dễ kết nối remote, hẹn giờ, app, smart home
-
Tuổi thọ cao: Không chổi than → ít hao mòn, bền bỉ hơn AC.
Nên dùng động cơ AC hay động cơ DC cho quạt trần?
Việc chọn động cơ AC hay DC cho quạt trần phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng, ngân sách, và tính năng mà người dùng mong muốn.
Khi nào nên chọn động cơ DC?
-
Muốn tiết kiệm điện lâu dài (dùng thường xuyên, quạt bật cả ngày)
-
Ưu tiên êm ái tuyệt đối (phòng ngủ, phòng trẻ em)
-
Thích điều khiển remote/app tiện lợi, không cần công tắc tường
-
Mong muốn tích hợp nhà thông minh (Smart Home)
-
Phù hợp cho: phòng ngủ, phòng khách, chung cư cao cấp, biệt thự, văn phòng hiện đại.
Khi nào nên chọn động cơ AC?
-
Ngân sách thấp, cần loại quạt trần cơ bản
-
Sử dụng quạt đơn giản, không yêu cầu remote hay smart
-
Dễ sửa chữa, thay thế linh kiện
-
Dùng cho nơi ít sử dụng hoặc không cần vận hành êm tuyệt đối
-
Phù hợp cho: nhà trọ, nhà kho, nhà cấp 4, trường học, nhà xưởng nhỏ.
Việc ứng dụng công nghệ cảm biến chuyển động PIR Motion Sensor giúp tiết kiệm được năng lượng điện tiêu thụ cho gia đình, tránh tình trạng rời đi quên tắt đèn.
Xem chi tiết
Nghệ thuật ánh sáng là cách mà người thiết kế sử dụng nguồn ánh sáng tự nhiên hoặc nhân tạo để tạo ra hiệu ứng thị giác, cảm xúc
Xem chi tiết
Khi thiết lập hệ thống chiếu sáng trong phòng ngủ, chúng ta cần phải có sự tính toán hợp lý. Ánh sáng phòng ngủ cần phải hài hòa với không gian và diện tích của phòng.
Xem chi tiết