Công tắc 2 chiều - một phát minh vĩ đại của Thomas Alva Edison - còn được gọi là công tắc đảo chiều hoặc công tắc 3 cực.
Công tắc 2 chiều có cấu tạo 3 chân nối dây ứng với 3 cực đấu với dây điện (1 cực động, 2 cực tĩnh) để chuyển nối dòng điện, cấu tạo phức tạp hơn nhiều so với công tắc 1 chiều thông thường, đem đến nhiều sự tiện lợi hơn khi sử dụng, đặc biệt ở các công trình có kết cấu hệ thống điện nhiều chi tiết và đòi hỏi cao về sự tiện dụng của thiết bị nội, ngoại thất.
Nguyên lý hoạt động của công tắc 2 chiều
Công tắc 2 chiều có 3 cực, khi có dòng điện xuất hiện, sẽ có 1 cực vào (cực chung) và 2 cực ra. Với kết cấu này, ở một thời điểm dòng điện đi qua, chỉ có 1 cực ra được nối thông với cực vào và làm cho đèn hay thiết bị điện hoạt động. Với cực ra còn lại, khi được kích hoạt sẽ làm ngắt dòng điện, đèn hay thiết bị điện sẽ ngừng hoạt động.
Với nguyên lý này, ở thực tế, hoàn toàn có thể thực hiện đóng, ngắt dòng điện đối với 1 bóng đèn hay 1 thiết bị điện ở 2 khu vực khác nhau (cầu thang, lan can chung cư, các khu vực chung,...), rất tiện lợi trong sinh hoạt.
Phân biệt công tắc 2 chiều và 1 chiều
Khác với Công tắc 2 chiều, công tắc 1 chiều có kết cấu và nguyên lý hoạt động đơn giản hơn nhiều, được sử dụng để thực hiện bật/ tắt bóng đèn hay thiết bị điện ở 1 không gian nhất định. Công tắc 1 chiều được sử dụng nhiều trong hệ thống điện dân dụng, thường được đấu với 1 bóng đèn với công dụng chuyển trạng thái đóng/ ngắt thông qua 1 công tắc duy nhất.
Dựa trên những kết cấu và nguyên lý hoạt động, có các căn cứ sau để phân biệt Công tắc 2 chiều với Công tắc 1 chiều để có lựa chọn phù hợp:
Ứng dụng của công tắc 2 chiều
Dù có kết cấu thiết kế đấu dây không dễ dàng và nguyên lý hoạt động khá phức tạp, nhưng nhờ tính tiện dụng, Công tắc 2 chiều ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn, không chỉ tại các khu vực chung, các công trình chung có quy mô lớn, mà còn được sử dụng linh hoạt trong các mạng lưới điện dân dụng. Trên thực tế, không gian sống hàng ngày của các hộ gia đình cũng có nhu cầu về việc sử dụng linh hoạt các thiết bị điện hay thiết bị chiếu sáng ở 2 khu vực khác nhau trong nhà, giảm bớt thời gian và sức lực khi phải di chuyển để đóng/ ngắt 1 bóng đèn hay thiết bị điện nào đó.
Ứng dụng thường thấy nhất của Công tắc 2 chiều là để điều khiển bật và tắt 1 bóng đèn ở tại 2 vị trí khác nhau trong 1 căn nhà, 1 căn hộ,... nào đó. Một bóng đèn chiếu sáng ở khu vực hành lang chung có thể được bật từ 1 công tắc tại phòng bếp và tắt đi bởi 1 công tắc tại khu vực cầu thang. Hoặc 1 bóng đèn hành lang ở khu vực chiếu nghỉ giữa các tầng của căn nhà có thể được bật lên bởi công tắc ở tầng dưới và tắt đi bởi công tắc ở tầng trên.
Hiệu quả rõ ràng nhất của Công tắc 2 chiều chính là sự tiện lợi, tiện nghi trong sinh hoạt. Đặc biệt, với hệ thống chiếu sáng, sử dụng Công tắc 2 chiều cũng an toàn hơn, đặc biệt là với người già, trẻ nhỏ hiếu động, giảm thiểu các nguy cơ trượt ngã hay va đập không mong muốn do vị trí công tắc cần phải di chuyển xa, băng qua khu vực có ánh sáng yếu để bật/ tắt đèn.
Cách đấu công tắc 2 chiều
Chuẩn bị vật tư, thiết bị, công cụ
Để lắp đặt Công tắc 2 chiều bạn cần chuẩn bị những vật liệu: Công tắc 2 chiều, thiết bị điện cần đấu dây với công tắc, đế âm, dây điện, tua-vít, bút thử điện,... Cần lưu ý, để đảm bảo an toàn điện, nên chắc chắn là nguồn điện đã được ngắt tạm thời khỏi hệ thống (kiểm tra aptomat/ cầu chì) và thử điện bằng bút thử điện trước khi đấu dây Công tắc 2 chiều.
Cách đấu công tắc điện 2 chiều
Kết cấu mạch điện dân dụng sẽ có hai dây là dây pha (dây lửa) và dây nguội (dây trung tính). Dây trung tính sẽ được đấu trực tiếp với bóng đèn.
Cách 1: Cách này khá phổ biến: Thợ điện sẽ cho chạy dây nguồn phức tạp, nối với mạch điều khiển và phụ tải của công tắc điện. Tuy cách này được đánh giá là an toàn hơn, nhưng cách này tốn thời gian và cần dùng nhiều dây điện, gây lãng phí và gia tăng chi phí vật tư.
Thợ lắp đặt cũng có thể lựa chọn cách kết nối thiết bị điện với mạch điều khiển phụ và phụ tải của công tắc, sử dụng dây pha sẽ giúp tiết kiệm dây điện hơn.
Cách 2: Là nối thiết bị điện với mạch điều khiển phụ và phụ tải của công tắc, sử dụng dây pha, không gây tốn kém dây điện.
Cách này hoạt động dựa trên nguyên lý: khi xuất hiện dòng điện thì sẽ có sự chênh lệch điện áp. Vì vậy, khi 2 đầu của thiết bị là 2 dây pha hoặc 2 dây trung tính thì không có dòng điện chạy qua thiết bị giúp tăng độ bền của thiết bị điện và giảm đáng kể điện năng tiêu thụ. Tuy nhiên, phương pháp này dễ gây hiện tượng ngắn mạch (Ngắn mạch, đoản mạch hay chập điện là một mạch điện cho phép dòng điện đi dọc theo một con đường ngoài ý muốn mà không có hoặc có trở kháng điện rất thấp. Điều này dẫn đến một dòng điện có cường độ quá mức chạy qua mạch điện. Điều này có thể gây hư hỏng mạch, quá nhiệt, cháy hoặc nổ.)
Những lưu ý khi sử dụng công tắc 2 chiều
-
Chọn mua các công tắc điện 2 chiều chất lượng tốt, có xuất xứ và thương hiệu rõ ràng.
-
Tìm hiểu kỹ cách lắp đặt để đảm bảo an toàn vì công tắc điện 2 chiều khá phức tạp. Cân nhắc lựa chọn cách lắp đặt an toàn và duy trì được độ bền, tuổi thọ cho thiết bị điện.
-
Nên lắp đặt công tắc ở vị trí thuận lợi nhất, giúp việc bật/tắt được dễ dàng và thuận tiện.
-
Không lắp đặt ở những nơi ẩm ướt, có thể tiếp xúc trực tiếp với nước như trong phòng tắm hay ngoài trời. Bạn có thể chọn loại công tắc 2 chiều có khả năng chống nước và chống ẩm để đảm bảo an toàn.
-
Thường xuyên kiểm tra công tắc điện 2 chiều, đường dây điện trong quá trình sử dụng để phát hiện kịp thời các sự cố.
Hy vọng thông tin Roman chia sẻ đã cung cấp cho quý khách những thông tin hữu ích về Công tắc 2 chiều, nguyên lý và ứng dụng trong cuộc sống. Quý khách có thể để lại câu hỏi và nhận tư vấn chi tiết từ Roman - thương hiệu thiết bị điện, thiết bị chiếu sáng đã có 20 năm kinh nghiệm và uy tín trên thị trường, với đa dạng lựa chọn về mẫu mã, công dụng sản phẩm. Liên hệ HOTLINE: 0886002825 để được tư vấn chi tiết hơn.