Cảm biến ánh sáng là thiết bị điện thông minh không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Thay vì bật/tắt đèn chiếu sáng một cách thủ công, sử dụng cảm biến ánh sáng sẽ mang lại nhiều tiện ích trong cuộc sống. Điều đáng chú ý là sản phẩm cho phép người dùng sử dụng hiệu quả và tiết kiệm điện năng hơn. Cùng Roman tìm hiểu chi tiết hơn về cảm biến ánh sáng qua bài viết dưới đây:
Cảm biến ánh sáng là gì?
Cảm biến ánh sáng là một thiết bị quang điện có chức năng chuyển đổi năng lượng ánh sáng (photon) được phát hiện thành năng lượng điện (electron). Nó có thể nhận biết được các biến đổi của môi trường thông qua mắt cảm biến, từ đó thiết bị cảm ứng sẽ điều chỉnh ánh sáng sao cho phù hợp.
>> Xem thêm: Tại sao nên sử dụng công tắc cảm biến ánh sáng Roman?
Cảm biến ánh sáng hoạt động như thế nào?
Cảm biến ánh sáng hoạt động dựa trên nguyên lý của hiệu ứng quang điện. Hiệu ứng quang điện là hiện tượng một số chất đặc biệt sau khi hấp thụ ánh sáng sẽ chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện.
Hiệu ứng quang điện được chia thành:
Hiệu ứng quang điện trong: Hiện tượng quang điện trong thường diễn ra với chất bán dẫn. Khi chiếu ánh sáng vào vật liệu, năng lượng này sẽ làm thay đổi điện trở suất bên trong vật liệu gây ra suất điện động làm thay đổi tính chất điện của vật liệu.
Hiệu ứng quang điện ngoài: Khi bề mặt của vật liệu được chiếu bởi ánh sáng, các điện tử sẽ hấp thụ năng lượng để tạo ra điện. Khi các điện tử từ bên trong vật liệu bật ra ngoài bề mặt của vật liệu sẽ tạo ra hiệu ứng quang điện ngoài.
Cảm biến ánh sáng được cài đặt như thế nào?
Việc cài đặt thiết bị cảm biến ánh sáng rất đơn giản. Chỉ cần đặt trong một môi trường mà thiết bị nhận được ánh sáng của không gian mà nó nằm. Ngoài ra, cảm biến ánh sáng cần phải có nguồn điện, có thể là nguồn kết nối trực tiếp với mạng điện.
Hãy nhớ rằng hầu hết các cảm biến ánh sáng đều nhạy cảm với nhiệt độ. Vì lý do này, tốt nhất nên sử dụng chúng trong môi trường có sự biến thiên nhiệt trong khoảng từ 0 đến 45ºC tối đa. Trong trường hợp cần lắp đặt cảm biến độ sáng trong không gian có nhiệt độ khắc nghiệt, thì cần phải có cảm biến độ sáng thích ứng với các loại điều kiện này.
Ưu điểm của cảm biến ánh sáng là gì?
Thiết kế nhỏ gọn
Cảm biến được thiết kế nhỏ gọn với mắt cảm biến không lộ hẳn ra ngoài đảm bảo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn. Bên cạnh đó, thiết bị được làm từ nhựa ABS cao cấp chống cháy, chống bám bụi mang tới độ bền cao cũng như đạt tiêu chuẩn IP, không bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết nóng ẩm gió mùa như ở Việt Nam.
Tự động bật/tắt đèn
Thay vì phải bật/tắt đèn thông qua công tắc điện như bình thường, cảm biến bật đèn sẽ tự động bật/tắt khi có người di chuyển vào và ra khỏi vùng cảm ứng.
Tiết kiệm điện năng
Đèn trong nhà được tắt theo cảm biến chuyển động sẽ giúp tiết kiệm điện và kéo dài tuổi thọ cho các thiết bị điện trong nhà, hạn chế vấn đề quên tắt điện khi không có người sử dụng.
Ngoài thực tế là nhận biết mức độ ánh sáng xung quanh, cảm biến độ sáng còn có những ứng dụng thực tế khác nhau. Để biết thêm các thông tin chi tiết khác về ứng dụng của cảm biến ánh sáng, Quý khách có thể tham khảo thông tin tại đây hoặc liên hệ HOTLINE: 0886002825 để được tư vấn và hỗ trợ.
(Nguồn: Tổng hợp)
*** Từ khóa liên quan: công dụng của cảm biến ánh sáng, ứng dụng của module cảm biến ánh sáng