Bóng đèn là một thiết bị chiếu sáng không thể thiếu trong mọi gia đình hiện nay, tuy nhiên trong quá trình sử dụng thì hiện tượng cháy nổ vẫn thường xuyên xảy ra. Vậy nguyên nhân dẫn đến việc này là gì? và làm thế nào để khắc phục nó? cùng tìm hiểu nhé.
Những lý do quan trọng khiến bóng đèn dễ cháy nổi
Có thể nói bóng đèn dễ cháy nổ chủ yếu là do nhiều nguyên nhân liên quan đến điện, nhiệt và chất lượng vật liệu sản xuất bóng đèn. Để đảm bảo an toàn cho không gian của mình, bạn có thể lưu ý tới 4 nguyên nhân nổi bật dưới đây.
Điện áp không ổn định
Khi điện áp tăng vọt (quá áp) hoặc giảm đột ngột, bóng đèn – đặc biệt là đèn sợi đốt hoặc đèn compact – dễ bị cháy do không chịu được dòng điện bất thường.
Vì thế nên sử dụng ổn áp (bộ ổn định điện áp) cho hệ thống điện trong nhà.Lắp đặt bóng đèn đúng công suất, phù hợp với mạng điện. Mọi người cũng có thể dùng bóng đèn Led vì chúng ít bị ảnh hưởng bởi dao động điện áp.
Tiếp xúc điện không chắc chắn
Chân đèn, đui đèn hoặc dây điện bị lỏng, rỉ sét hay tiếp xúc kém có thể tạo tia lửa điện, làm bóng đèn nổ hoặc cháy. Vì vậy mọi người phải thường xuyên kiểm tra đui đèn và dây điện để đám bảo chắc chắn rằng bóng đèn được vặn chặt đúng cách vào đui.
Bên cạnh đó thì việc thay mới thiết bị điện cũ hoặc rỉ sét cũng là một trong những biện pháp an toàn.
Nhiệt độ môi trường quá cao
Lắp bóng đèn ở nơi kín gió, ít tản nhiệt hoặc quá nóng (như trong hộp đèn không có lỗ thoát nhiệt) khiến bóng bị quá nhiệt, dẫn đến cháy nổ.
Vì thế khi lắp bóng đèn không che kín bóng đèn, nên để không gian thoáng xung quanh. Chọn loại đèn tản nhiệt tốt như Led có cánh tản nhiệt. Tránh lắp bóng ở nơi gần nguồn nhiệt (bếp, mái tôn buổi trưa…).
Chất lượng bóng đèn kém
Bóng đèn không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, vật liệu không đạt chuẩn dễ bị nổ khi hoạt động. Vì thế bạn nên lựa chọn mua bóng đèn từ thương hiệu uy tín như Simon, Roman, Sunmax, ...
Nên ưu tiên sản phẩm có tem chứng nhận an toàn (ISO, CE, RoHS…),tránh dùng hàng trôi nổi, giá quá rẻ bất thường.
Cách nhận biết bóng đèn dễ cháy nổ
Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết bóng đèn dễ cháy nổ, giúp bạn kịp thời thay thế và phòng tránh rủi ro về điện và cháy nổ trong gia đình hoặc nơi làm việc.
Bóng đèn phát ra tiếng kêu lạ
Khi bóng đèn phát ra tiếng rè, xẹt, lách tách trong lúc hoạt động, đó là dấu hiệu của tiếp xúc điện không ổn định hoặc linh kiện bên trong đang gặp trục trặc. Đây là dấu hiệu cảnh báo sớm của nguy cơ cháy nổ.
Ánh sáng chập chờn, nhấp nháy liên tục
-
Nếu đèn nhấp nháy, dù điện áp vẫn ổn định, có thể do:
-
Mạch điện trong bóng bị lỗi.
-
Linh kiện xuống cấp.
-
Đui đèn tiếp xúc kém.
-
Hiện tượng này làm đèn dễ phát sinh tia lửa, dễ cháy nổ nếu không được xử lý.
Bóng nóng bất thường trong thời gian ngắn
Đèn vừa bật lên đã nóng ran hoặc nóng hơn bình thường dù dùng trong thời gian ngắn là dấu hiệu cho thấy:
-
Tản nhiệt kém.
-
Mạch bên trong đang quá tải.
Đặc biệt nguy hiểm với bóng đèn compact hoặc halogen, vì khi nhiệt quá cao, áp suất trong bóng tăng mạnh → dễ nổ.
Bóng đèn bị đổi màu hoặc có vết đen bên trong
-
Phần thủy tinh bị ố vàng, cháy xém, hoặc đen.
-
Dây tóc bị đứt hoặc có vết cháy mờ.
Đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy bóng đã xuống cấp, tiềm ẩn rủi ro cháy nổ nếu tiếp tục sử dụng.
Bóng đèn không rõ nguồn gốc, giá quá rẻ
-
Bóng đèn không có nhãn mác, tem chứng nhận chất lượng, hoặc bán với giá rẻ bất thường rất dễ là hàng kém chất lượng.
-
Dùng linh kiện rẻ tiền.
-
Không có hệ thống bảo vệ nhiệt.
-
Dễ hỏng, dễ phát nổ khi gặp sự cố.