Lựa chọn thiết bị chiếu sáng ngoài dựa theo ý thích của người dùng còn cần phải xem xét đến yếu tố điều kiện không gian và vị trí lắp đặt. Hiện nay, các công trình nhà ở hay công trình thương mại, sản xuất đều sử dụng trần bê tông khá nhiều vì tính kiên cố, chắc chắn và sử dụng được lâu năm. Vậy, trần bê tông nên dùng đèn gì là phù hợp? Cùng Roman xem xét các giải pháp đèn cho trần bê tông dưới đây.
Có nên lắp đèn led âm trần bê tông không?
Để lắp được đèn âm trần yêu cầu phía trong trần nhà phải rỗng (chứa Driver và thân đèn) và đủ lớn. Chỉ riêng đặc điểm này trần nhà bê tông đã không thể đáp ứng được. Không như trần thạch cao hay trần gỗ, để khoan đục trần bê tông khá khó và mất nhiều thời gian công sức.
Đèn âm trần có thiết kế phần thân đèn được đặt chìm trong mặt phẳng lắp đặt, chỉ có phần vỏ và chao đèn ở phía trên để chiếu sáng không gian. Bộ điều khiển (Driver) đi kèm đèn dù kích thước nhỏ nhưng vẫn phải đảm bảo được đặt trong môi trường rộng rãi và thoáng để đảm bảo khả năng tản nhiệt, tuổi thọ và hiệu quả.
Nếu bỏ qua những yêu cầu về đặc điểm lắp đặt, trần bê tông cũng không thể cung cấp cho đèn LED âm trần môi trường hoạt động lý tưởng như trần thạch cao. Vì trần bê tông rất kín, không gian lỗ khoét không đủ lớn để tản nhiệt cho đèn cũng như Driver, sẽ dẫn đến việc đèn bị nóng, hoạt động kém hiệu quả, giảm tuổi thọ và độ sáng nhanh chóng. Ngoài ra, trần bê tông dễ bị xuống cấp vì thấm nước mưa, những vết ố vàng, ẩm mốc trên bề mặt có thể khiến đèn bị hư hại nhanh chóng.
Nếu thực sự muốn sử dụng đèn âm trần, thì cần bổ sung thêm lớp la phông để làm khung lắp đèn bên dưới trần bê tông, tuy nhiên cách làm này chỉ hiệu quả với các không gian có trần bê công cao và chủ nhân muốn thay đổi phong cách nội thất, làm mới không gian và không muốn để phần trần bê tông trực tiếp lộ ra bên ngoài. Phương án chiếu sáng khả thi cho trần bê tông là sử dụng các loại đèn LED ốp nổi, đèn thả trần,...
Top 5 đèn LED gắn trần nhà bê tông phổ biến
Đèn downlight nổi/đèn LED ống bơ
Đèn downlight lắp nổi hay còn gọi là đèn led ống bơ. Đèn có thiết kế hình trụ tròn và được lắp đặt nổi trên trần nhà bằng các giá đỡ cố định, không cần thực hiện khoét lỗ trên trần nhà nên phù hợp để sử dụng với trần nhà bê tông. Với thiết kế nhỏ gọn, ấn tượng, loại đèn này ngày càng được ứng dụng nhiều trong các công trình từ dân dụng đến công trình thương mại, công trình công cộng.
Kích thước đèn ống bơ đa phần đều nhỏ gọn nên rất dễ lắp đặt. Đây cũng là một ưu điểm giúp cho dòng sản phẩm này có thể phù hợp với nhiều vị trí không gian khác nhau.
Cấu tạo đèn khá đơn giản với lớp viền và phần thân làm từ hợp kim nhôm, phủ sơn tĩnh điện. Chip LED công nghệ cao đem đến hiệu suất phát quang lớn. Thấu kính quang học giúp phân bố ánh sáng đồng đều và chống bụi bẩn hiệu quả. Đèn có hệ thống tản nhiệt ở phần thân đèn giúp đèn hoạt động rất ổn định.
Đèn ống bơ khá đa dạng, loại đèn này có kiểu dáng hình tròn và hình vuông với các kích thước khác nhau. Các sản phẩm có công suất lớn thì kích thước sản phẩm càng lớn và ngược lại. Thông thường, việc lựa chọn kích thước đèn ống bơ sẽ dựa vào diện tích của không gian lắp đặt. Với vị trí trần nhà rộng rãi, nên lắp các loại đèn lớn để tăng cường khả năng chiếu sáng. Trần nhà hẹp, khe nhỏ thì sử dụng kích thước đèn bé để tạo sự hài hòa và không tốn diện tích.
>> Tham khảo mẫu đèn downlight nổi TẠI ĐÂY.
Nguồn ảnh: Internet
Đèn rọi ray
Lắp đặt đèn rọi ray khá đơn giản, không cần phải đục trần bê tông hoặc chuẩn bị một lỗ khoét trước, chỉ cần có thanh ray làm giá đỡ và làm để lắp dây điện.
Đèn rọi ray cũng thuộc dòng đèn chiếu rọi nên có khả năng tao ra hướng ánh sáng tập trung vào một chủ thể muốn làm nổi bật. Đèn rọi ray trần bê tông vừa vừa cung cấp đủ ánh sáng cho toàn bộ phòng và làm nhiệm vụ đảm bảo nội thất hài hoà.
Nguồn ảnh: Internet
Đèn ốp trần nổi
Đèn LED ốp trần nổi được thiết kế với những khối nổi hình vuông hoặc hình tròn rất đơn giản nhưng mang đậm phong cách sang trọng hiện đại. Cách lắp đặt cũng đơn giản, chỉ cần khoan 2 con vít là đã có thể cố định chúng ngay trên trần bê tông một cách chắc chắn. Tuy nhiên, để trần nhà đạt tính thẩm mỹ tốt nhất vẫn nên đi đường điện âm bên trong trần. Hãy lên ý tưởng này ngay từ khi xây dựng sẽ đỡ tốn thời gian và chi phí sửa chữa hơn.
Đèn LED panel tấm
Cấu tạo của đèn LED panel khá giống với đèn LED âm trần. Chúng đều có phần đuôi lắp đặt chìm trên trần nhà và chỉ lộ mặt đèn ra ngoài. Tuy đèn LED panel có bộ nguồn driver nhỏ nhưng vẫn phải chừa một khoảng trống đủ rộng để đảm bảo khả năng tản nhiệt của bộ nguồn hoạt động tốt. Vì vậy khi lắp đặt đèn LED panel cho trần bê tông, nên chọn loại đèn LED panel ốp nổi với góc chiếu 120 độ.
>> Xem thêm: Cách lắp đèn panel ốp trần
Đèn tuýp LED
Các loại đèn tuýp LED ngày nay rất hiện đại. Với thiết kế liền máng, khi lắp đặt chỉ cần đấu trực tiếp với nguồn điện là có thể sử dụng được chứ không phức tạp như cách lắp đèn tuýp huỳnh quang trước đây. Hơn nữa đèn tuýp LED liền máng cũng tiết kiệm điện hơn và an toàn hơn đèn huỳnh quang. Thiết kế của đèn tuýp LED hiện nay cũng đề cao tính thẩm mỹ, nếu không bố trí lắp đặt sát trần, có thể lắp đặt theo cách thả trần cũng là 1 lựa chọn nên tham khảo khi lên phương án chiếu sáng cho không gian sử dụng trần bê tông.
Đèn LED Roman - Giải pháp đèn cho trần bê tông
Roman là thương hiệu có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực thiết bị chiếu sáng, với các sản phẩm thiết bị chiếu sáng LED đa dạng. Với không gian sử dụng trần bê tông, Roman cung cấp một bộ giải pháp chiếu sáng với các loại đèn ốp trần, đèn tuýp, đèn Panel, đèn rọi ray, đèn nổi trần/ đèn lon. Trong từng nhóm sản phẩm Roman phát triển đa dạng về mẫu mã, công suất đèn, màu sắc ánh sáng và góc chiếu, Quý khách hàng có thể tìm được trọn bộ giải pháp chiếu sáng cho căn hộ, văn phòng hay các công trình kiến trúc của mình từ Roman.
Quý khách hàng có thể tìm mua các sản phẩm thiết bị chiếu sáng Roman tại các hệ thống đại lý, nhà phân phối thiết bị điện trên toàn quốc, hoặc truy cập website roman.vn, để lại lời nhắn để được tư vấn trực tiếp, chi tiết về sản phẩm.
Kết nối với Roman tại: Đèn LED Roman
Hotline/Zalo: 0886002825
Website: https://roman.vn/