Các rủi ro dẫn đến cháy nổ khi sử dụng điện dễ xảy ra vào mùa hè hơn so với các thời điểm khác do nhu cầu sử dụng nhiều thiết bị điện công suất lớn. Ngoài ra, những bất cẩn trong quá trình sử dụng thiết bị điện có thể dẫn đến các sự cố quá tải, chập điện và gây ra cháy, nổ.
Nguyên nhân gây cháy nổ điện trong mùa hè nóng
Cháy nổ do dòng điện quá tải
Quá tải là hiện tượng dòng điện của các thiết bị điện tiêu thụ lớn quá so với dòng điện định mức của dây dẫn, các thiết bị đóng cắt hoặc nguồn cấp.
Khi tự ý lắp đặt thêm các thiết bị điện có công suất tiêu thụ lớn như máy điều hoà, bếp điện từ, bình nóng lạnh… dẫn đến quá tải
Cháy do chập mạch
Chập điện là sự tiếp xúc giữa hai dây dẫn điện dẫn đến điện trở tăng lên đột ngột, dây dẫn sinh ra lửa điện làm cháy dây dẫn và hỏng thiết bị điện
Ví dụ trong các trường hợp sau:
- Khi 2 dây bị mất lớp vỏ bọc cách điện chập vào nhau.
- Khi đấu nối dây dẫn với nhau hay vào máy móc thiết bị không đúng quy định.
- Môi trường sản xuất có hoá chất ăn mòn dẫn tới lớp vỏ bọc cách điện bị phá huỷ.
Cháy do mối nối không tốt (lỏng, hở)
Mối nối không tốt làm điện trở dây dẫn tăng lên làm cho điểm nối nóng đỏ gây cháy dây dẫn và các vật cháy liền kề.
Cháy do tĩnh điện
Cháy do tĩnh điện phát sinh được cấu thành từ 3 tác nhân: chất cháy (xăng, dầu…), chất gây cháy (Oxy) và tia lửa điện. Tia lửa điện trong tĩnh điện phát sinh do ma sát giữa các vật cách điện với nhau, va đập của các chất lỏng với kim loại, hoặc do va đập của các chất lỏng như xăng, dầu khi bơm rót…
Cháy do hồ quang điện
Hồ quang điện là một dạng phóng điện trong không khí khi hàn điện, đóng mở cầu dao điện… Sức nóng của hồ quang điện rất lớn thể đến 60000C và gây ra cháy nổ đối với các thiết bị điện khác.
Cháy do sự truyền nhiệt của thiết bị điện
Các thiết bị điện trong thời gian hoạt động đều toả nhiệt ra môi trường xung quanh. Nếu không được kiểm soát thì nguồn nhiệt này kết hợp với các vật liệu dễ cháy như giấy, vải… cũng có thể gây cháy.
>> Xem thêm: Ổ cắm điện bị chập - Nguyên nhân và giải pháp khắc phục
Biện pháp để phòng chống cháy nổ do diện
Lắp đặt nguồn điện phù hợp
-
Lắp đặt Aptomat, cầu dao tổng cho đường dây điện chính và cho khu vực đường dây điện phụ. Aptomat cần theo đúng tiêu chuẩn và phù hợp với công suất sử dụng các thiết bị điện tiêu thụ.
-
Trang bị máy ổn áp để tránh hiện tượng gây cháy nổ do quá dòng, quá áp.
-
Không dùng dây kim loại khác không phù hợp để thay thế dây cầu chì, cầu dao, Aptomat bị hỏng.
-
Lựa chọn tiết diện của dây dẫn phù hợp với khả năng tải điện của các thiết bị tiêu thụ điện.
Bảo dưỡng thiết bị điện
-
Thiết bị điện trong nhà cần phải được bảo dưỡng, kiểm tra thường xuyên
-
Khi không còn nhu cầu sử dụng nữa hoặc trường hợp đang sử dụng mà bị mất điện thì phải ngắt ngay các thiết bị điện ra khỏi nguồn điện.
-
Bàn là, lò sưởi, bếp hồng ngoại phải đặt trên vật liệu không cháy để phòng cháy nổ do nhiệt độ cao.
Kiểm tra hệ thống đường điện
-
Trường hợp dây điện bị đứt, hở lõi điện, các thiết bị điện bị hỏng thì phải được kiểm tra, thay thế hoặc sửa chữa rồi mới được sử dụng tiếp.
Lắp đặt thiết bị đóng cắt điện đúng cách
-
Phải lắp Aptomat ở đầu dây cấp điện chính và các nhánh rẽ ở các tầng nhà hay đối với những thiết bị có công suất lớn như điều hòa, bình nóng lạnh để tự động ngắt điện khi xảy ra sự cố.
-
Nên lựa chọn thiết bị Aptomat phù hợp với công suất sử dụng, có tủ điện đậy che cho các Aptomat và các phần mang điện.
-
Khuyến khích lắp đặt các thiết bị chống rò điện, đặc biệt là ở những vị trí ngập nước.
Lưu ý các vị trí lắp các thiết bị điện
-
Vị trí lắp đặt công tắc, ổ điện, Aptomat cần phải sắp xếp ở nơi cao ráo, đảm bảo thuận tiện nhất khi sử dụng và đóng ngắt.
-
Đối với các hộ gia đình có trẻ nhỏ hoặc có nguy cơ bị ngập nước thì cần lắp đặt các thiết bị cao hơn nền và sàn nhà ít nhất 1.4 mét.
Sử dụng các thiết bị điện an toàn, chất lượng
-
Các thiết bị chiếu sáng cần gắn vào các móc treo chuyên dùng. Tuyệt đối không treo trực tiếp bằng dây dẫn và không dùng vật liệu cháy được để bao che bóng điện.
-
Không đặt các chất gây cháy (ga, xăng, dầu, giấy,...) gần các thiết bị, dụng cụ điện như: đèn, bàn là, bếp điện, ổ cắm điện, chấn lưu đèn huỳnh quang,...
-
Không sử dụng đồng thời nhiều thiết bị tiêu thụ điện trong một ổ cắm vì có thể dẫn tới quá tải.
Lưu ý khi trời mưa to, có sấm sét
-
Khi trời mưa to, có sấm sét cần nhanh chóng rút ăng-ten ra khỏi tivi để tránh sét lan truyền, đồng thời rút phích cắm các thiết bị điện như máy tính, tivi…
-
Nếu có tình trạng nước vào nhà cần ngắt ngay cầu dao, Aptomat và tắt các thiết bị
Trang bị đồ bảo hộ
-
Đồ bảo hộ (gang tay, mũ…) luôn là điều cần thiết khi tiến hành bảo trì, bảo dưỡng, kiểm tra thiết bị điện trong gia đình.
Tránh sử dụng thiết bị điện khi đang sạc
-
Để đảm bảo an toàn, tuyệt đối không nên vừa sạc vừa sử dụng các thiết bị như điện thoại, túi sưởi...
-
Sau khi sạc xong hay dùng xong các thiết bị điện cần rút dây sạc để tránh lãng phí điện và nguy cơ cháy nổ.
Một số biện pháp sử dụng điện an toàn khác
-
Khi tay ướt tuyệt đối không chạm vào bất cứ thiết bị điện nào, không đóng ngắt cầu dao, công tắc hoặc rút phích cắm.
-
Không lắp đặt ổ cắm điện trong nhà vệ sinh, nhà tắm
-
Không được phơi quần áo, treo, móc các vật khác vào dây dẫn điện.
-
Không dùng điện để chống trộm, bẫy chuột hay bắt cá.
Ứng phó trong trường hợp xảy ra sự cố
-
Nhanh chóng cắt cầu dao điện, Aptomat tổng khi xảy ra cháy do sử dụng điện, báo cho mọi người xung quanh biết, báo cảnh sát PCCC.
-
Cấm dùng nước dập lửa khi chưa cắt điện.
-
Dùng chăn, quần áo, rèm cửa… nhúng nước che phủ bao trùm toàn bộ diện tích thiết bị điện đang cháy
-
Mỗi hộ dân nên trang bị 1 đến 2 bình chữa cháy xách tay bằng khí (CO2,N2...), chữa cháy điện khi mới phát sinh.
Trang bị Aptomat - phòng chống nguy cơ cháy nổ do điện
Aptomat (CB) có chức năng bảo vệ an toàn cho toàn bộ hệ thống các thiết bị điện trong gia đình, hoạt động bằng cách tự động cắt mạch điện khi xảy ra sự cố. Vì thế, Có thể gọi Aptomat là chiến binh bảo vệ hệ thống điện của gia đình. Tùy vào nhu cầu của gia đình bạn có thể chọn các loại Aptomat có công suất khác nhau.
Chọn Aptomat tổng cho gia đình:
-
Nếu nhà bạn không dùng quá nhiều thiết bị điện có công suất lớn như điều hòa, máy giặt, tủ lạnh…: chọn Aptomat tổng loại 32A hoặc 40A.
-
Còn nếu gia đình có nhiều thiết bị điện: chọn Aptomat tổng loại 50A hoặc 63A.
Chọn Aptomat cho các thiết bị riêng biệt như bình nóng lạnh/ điều hòa:
Nên lắp Aptomat nhánh cho từng phòng và các thiết bị điện có công suất lớn trong nhà vì khi có sự cố xảy ra thì những Aptomat nhánh sẽ nhảy trước, Aptomat tổng chỉ nhảy khi xảy ra sự cố nghiêm trọng hay ngắn mạch dây nguồn.
Roman hi vọng rằng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức về nguyên nhân gây ra cháy nổ, từ đó có cách thức, biện pháp phòng chống, bảo vệ an toàn cho gia đình và mọi người xung quanh, đặc biệt là mùa nắng nóng dễ xảy ra nguy cơ chập cháy điện.
Quý khách có thể ghé thăm kênh Zalo OA để có nhiều thêm những thông tin hữu ích khác tại đây:
https://zalo.me/4586145205496234021.