Những ngày hội làng hay lễ hội đầu xuân là thời điểm rất dễ xảy ra cháy, nổ, nhất là tại các khu dân cư tập trung đông người. Nhiều vụ cháy nhà xưởng, tòa nhà, căn hộ gây nên những hậu quả đáng tiếc về người và của. Nguyên nhân đến từ sự chủ quan của nhiều gia đình, không xây dựng các lối thoát cũng không trang bị các phương tiện chữa cháy cần thiết.
(Nguồn ảnh: Internet)
Để hạn chế đến mức thấp nhất số vụ cháy, nổ và thiệt hại gây ra, Roman gửi tới bạn đọc thông tin hữu ích về các cách phòng tránh, PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ (PCCN) đối với gia đình!
Các biện pháp PCCC trong gia đình
Không để nhiều đồ dễ cháy trong nhà
-
Không để nhiều đồ dùng, hàng hóa dễ cháy gần nơi đun nấu.
-
Không dự trữ xăng, dầu, khí đốt, khí dễ cháy nổ và các chất lỏng dễ cháy ở trong nhà ở. Trong trường hợp cần phải dự trữ số lượng ít nhất và để ở khu vực riêng biệt tránh nhầm lẫn và đổ vỡ.
-
Ô tô, xe máy, các phương tiện dụng cụ có xăng dầu, chất lỏng dễ cháy để trong nhà ở phải cách xa bếp đun nấu, nguồn sinh nhiệt. Thiết bị chứa, dẫn xăng, dầu... phải kín.
-
Hạn chế sử dụng gỗ, tấm nhựa, mút xốp... để ốp tường trần, vách ngăn để hạn chế cháy lan.
Lưu ý nơi thờ cúng
(Nguồn ảnh: Internet)
-
Bố trí nơi thờ cúng hợp lý, trần phía trên bàn thờ phải bằng vật liệu không cháy.
-
Khi đốt vàng mã phải trông coi, có che chắn chống cháy lan hoặc bị gió cuốn tàn lửa gây cháy lan. Không đốt vàng mã ở gần nơi có nhiều vật dễ cháy, nổ.
-
Trước khi đi ra khỏi nhà và trước khi đi ngủ phải kiểm tra nơi đun nấu, nơi thờ cúng, tắt các thiết bị điện không cần thiết.
-
Đèn, hương, nến phải đặt chắc chắn các vật liệu không cháy, cách xa vật liệu dễ cháy, hạn chế tối đa vàng mã, hương, nến để trên bàn thờ.
-
Chỉ đốt đèn, nến, thắp hương khi có người lớn ở nhà trông coi. Và phải nhớ xem lại hương, nên đang thắp.
Sử dụng bình gas có khoá an toàn
-
Với các gia đình sử dụng bếp gas thì luôn nhớ khoá gas ngay sau khi không có nhu cầu sử dụng.
-
Trong trường hợp cháy gas tại vị trí bếp, đường ống, cụm van điều áp hãy tìm cách khóa van bình gas, sử dụng bình chữa cháy, các vật dụng (chăn ướt, nước) để dập cháy và báo ngay cho cơ quan chức năng.
-
Hãy nhớ kiểm tra các thiết bị và phụ kiện bình gas định kỳ để đảm bảo van bình và đường ống không bị hở.
(Nguồn ảnh: Internet)
Luôn để các thiết bị, dụng cụ chữa cháy ở nơi dễ lấy, dễ tìm
-
Nên trang bị bình chữa cháy cho gia đình. Bình chữa cháy giúp bạn chủ động hơn trong việc dập lửa và phòng chống cháy nổ.
-
Trang bị dụng cụ trữ nước, xô thùng xách nước để vừa phục vụ sinh hoạt, vừa phục vụ chữa cháy, trang bị bình chữa cháy và mọi người trong gia đình phải học tập để sử dụng thành thạo các dụng cụ chữa cháy đã được trang bị.
(Nguồn ảnh: Internet)
Cẩn thận khi dùng các thiết bị điện
-
Phải lắp đặt thiết bị tự ngắt (aptomat) cho hệ thống điện chung toàn nhà, từng tầng, từng nhánh từng thiết bị điện tiêu thụ công suất lớn, không tự ý lắp đặt thêm các thiết bị tiêu thụ điện.
-
Lắp đặt các thiết bị điện phải đúng kỹ thuât, đúng quy trình.
-
Không để hàng hóa dễ cháy gần bóng điện (dây dẫn, ổ cắm, thiết bị) sát gân các tường, sàn, trần, vách là các vật liệu dễ cháy.
-
Khi sử dụng bàn là, bếp điện, lò sấy phải có người trông coi, không để trẻ nhỏ, người già mắt kém, người tàn tật, người tâm thần sử dụng các thiết bị điện.
(Nguồn ảnh: Internet)
-
Khi lắp đặt thêm thiết bị tiêu thụ điện, cần tính toán tránh gây quá tải; không nên sử dụng nhiều thiết bị điện trên cùng một ổ cắm.
-
Lắp đặt các thiết bị điện sinh nhiệt lớn (đèn sưởi, quạt sưởi, lò nướng...), cần có khoảng cách an toàn đến các vật dụng dễ cháy.
-
Không sạc điện thoại, thiết bị tiêu thụ điện ban đêm.
-
Thường xuyên kiểm tra, sửa chữa, thay thế thiết bị điện bị hư hỏng hoặc không bảo đảm an toàn.
(Nguồn ảnh: Internet)
>> Xem thêm: Đèn sự cố và đèn exit đạt giấy chứng nhận kiểm định phương tiện PCCC
Aptomat - Thiết bị bảo vệ hệ thống điện và chống giật cho người dùng
Trong các nguyên nhân gây ra cháy, nổ có đề cập nguyên nhân đến từ các thiết bị điện do quá tải, đoản mạch, ngắn mạch... Vì vậy, mỗi gia đình cần ý thức và nâng cao các biện pháp phòng chống nổ do các thiết bị điện gây ra bằng cách trang bị thiết bị tự ngắt điện (Aptomat)
(Nguồn ảnh: Internet)
Aptomat là một thiết bị điện không thể thiếu trong bất cứ hệ thống điện nào vì nó có chức năng tự động cắt mạch điện để bảo vệ các thiết bị điện và hệ thống điện khi xảy ra sự cố.
Ngoài ra, khi dòng điện bị rò rỉ xuống đất, hiện tượng mất cân bằng giữa dòng điện đi và về sẽ xảy ra, Aptomat sẽ có công dụng ngắt điện trong trường hợp này để con người khỏi bị điện giật.
Một điều cần lưu ý là bạn cần phải tính toán xem xét nhu cầu dùng các thiết bị điện, từ đó có thể tính được công suất tiêu thụ điện của thiết bị là bao nhiêu để chọn Aptomat cho phù hợp. Tránh trường hợp nếu chọn Aptomat có trọng tải quá cao hay thấp hơn so với nhu cầu.
Nếu chọn Aptomat tổng có dòng chịu tải thấp thì Aptomat sẽ dễ bị nhảy ngay khi sử dụng nhiều thiết bị cùng lúc, ngược lại, dòng chịu tải quá cao thì sẽ gây lãng phí. Vì thế, bạn lựa chọn loại Aptomat uy tín, đảm bảo chất lượng để an toàn cho cả gia đình là điều thật sự cần xem xét.
>> Bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây để chọn được loại Aptomat có công suất phù hợp: Hướng dẫn cách chọn aptomat cho hộ gia đình chính xác nhất
Roman với kinh nghiệm 20 năm uy tín trong sản xuất và phân phối các thiết bị điện khắp 63 tỉnh thành sẵn sàng đáp ứng nhu cầu sử dụng và đảm bảo an toàn điện của gia đình bạn. Đặc biệt, hệ thống sản phẩm đã được kiểm chứng chất lượng đạt tiêu chuẩn nhà máy ISO 9001:2015 và các tiêu chuẩn quốc tế khác giúp người dùng hoàn toàn an tâm sử dụng.
Sản phẩm Aptomat Roman có nhiều loại công suất, mẫu mã phù hợp với các nhu cầu sử dụng đa dạng của nhiều công trình xây dựng. Quý khách có thể để lại câu hỏi và nhận tư vấn chi tiết từ Roman để hiểu rõ hơn về sản phẩm và đặt hàng! Chi tiết các sản phẩm aptomat Roman Quý khách có thể xem tại đây:
(Nguồn: Tham khảo)