Với sự phát triển nhanh chóng của mạng 5G và ngành công nghiệp IoT (Internet of Things) trong thời gian tới nên số lượng thiết bị nhà thông minh sẽ ngày càng phát triển mức quy mô lớn.
1, Tổng quan về thiết bị nhà thông minh
Nhà thông minh (smarthome, homeautomation) là nền tảng nhà ở sử dụng các công nghệ bảo mật, công nghệ điều khiển tự động hóa hoặc bán tự động, công nghệ âm thanh và video để tích hợp các tiện ích liên quan đến cuộc sống gia đình. Hệ thống nhà thông minh thay thế con người trong thực hiện một hoặc một số thao tác quản lý, điều khiển, giúp nâng cao sự an toàn, tính tiện lợi và thẩm mỹ của ngôi nhà. Bên cạnh đó nhà thông minh còn giúp cho môi trường sống trở nên thân thiện và tiết kiệm. Người dùng có thể "giao tiếp" với các thiết bị smarthome thông qua bảng điện tử đặt trong nhà, ứng dụng smart phone, máy tính bảng hoặc một giao diện web nào đó.
Nhà thông minh kết nối các thiết bị khác nhau trong nhà (như thiết bị âm thanh và hình ảnh, hệ thống chiếu sáng, điều khiển rèm, điều khiển điều hòa không khí, hệ thống an ninh, máy chủ âm thanh và video, thiết bị gia dụng, v.v.) thông qua mạng lưới kết nối internet IoT (Internet of Things) để cung cấp điều khiển thiết bị gia đình, điều khiển ánh sáng, điều khiển từ xa qua điện thoại, điều khiển từ xa trong nhà và ngoài trời, cảnh báo chống trộm, giám sát môi trường,...
>> Xem thêm: Công tắc đèn thông minh - An toàn, tiện ích
Thiết bị nhà thông minh gồm:
Sử dụng các thiết bị nhà thông minh sẽ giúp bạn làm chủ công nghệ, làm cuộc sống thư giãn và thoải mái hơn. Chúng sẽ giảm khối lượng công việc của bạn và giúp bạn có thêm nhiều thời gian thư giãn, nghỉ ngơi.
2, Phân tích sự phát triển của thiết bị nhà thông minh 2021 - 2025
Với sự phát triển của khoa học công nghệ và đô thị hóa, yêu cầu của con người về môi trường sống và điều khiển thiết bị ngày càng cao. Chính vì vậy nhu cầu về nhà thông minh ngày càng phát triển. Hệ thống nhà thông minh tích hợp các thiết bị điện khác nhau thành một tổng thể thông qua mạng không dây, có thể quản lý và kiểm soát nó một cách thống nhất nhằm tạo ra sự an toàn, tiện lợi, thoải mái và thông minh cho ngôi nhà. So với nhà thông thường, nhà thông minh không chỉ có các chức năng dân dụng truyền thống mà còn cung cấp mạng lưới liên lạc, thiết bị thông tin và tự động hóa thiết bị, thậm chí tiết kiệm tiền cho các chi phí năng lượng khác nhau. Trong một hệ thống nhà thông minh hoàn chỉnh, việc kiểm soát tập trung các thiết bị trong nhà là đặc biệt quan trọng.
So sánh thị phần thiết bị nhà thông minh toàn cầu năm 2020 và 2024
(Nguồn: Zhiyan)
Năm 2020, thiết bị giải trí âm thanh chiếm 41,4% trong số các thiết bị chính của ngôi nhà thông minh toàn cầu; tiếp theo là hệ thống giám sát/an ninh gia đình chiếm 19,5%; loa thông minh chiếm 15,6%. Năm 2024 dự đoán thị phần giải trí âm thanh; giám sát/an ninh và loa thông minh lần lượt là 31,3%, 21,1% và 14,1%.
Theo báo cáo công bố trong giai đoạn 2019 – 2020, Statista dự đoán thị trường Nhà thông minh tại Việt Nam sẽ đạt doanh thu 225,3 triệu đô vào năm 2021 và 330,4 triệu đô vào năm 2022. Tuy nhiên, trong báo cáo mới nhất được công bố cuối 2020, những số liệu này đã có sự thay đổi vì những ảnh hưởng trực tiếp của đại dịch COVID-19. Cụ thể, doanh thu Nhà thông minh tại thị trường Việt Nam được dự đoán sẽ lần lượt đạt mức 183,9 triệu đô vào 2021, 251 triệu đô vào 2022 và con số này sẽ tiếp tục tăng lên 449,1 triệu đô vào 2025.
Dự báo doanh thu thị trường Smart Home Việt Nam
(Nguồn: Statista)
(Nguồn: Global Web Index)
Trên đây là bức tranh tổng quan về thị trường smart home trên toàn cầu và Việt Nam nói riêng giai đoạn 2021 - 2025. Với sự phát triển trong tương lai của mạng Internet, những tiến bộ trong học khoa học máy và các phương pháp xử lý ngôn ngữ tự nhiên nên trong thời gian tới, rất có thể phân khúc smart home sẽ bùng nổ mạnh mẽ.