Nền công nghiệp hiện đại, quá trình đô thị hóa ào ạt…. là nguyên nhân dẫn tới việc con người sử dụng không đúng hoặc quá mức ánh sáng nhân tạo về đêm và hậu quả ánh sáng bị ô nhiễm nặng nề.
1. Ô nhiễm ánh sáng là gì?
Ô nhiễm ánh sáng (light pollution, photopollution), là tình trạng mà con người sử dụng không đúng hoặc lạm dụng ánh sáng nhân tạo (anthropogenic light) quá mức cần thiết, đặc biệt về đêm. Do đó, ô nhiễm ánh sáng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đến môi trường sống của con người.
Có 4 thành phần của sự ô nhiễm ánh sáng bao gồm:
-
Sự phát sáng bầu trời đêm – là độ chói khuếch tán của bầu trời đêm tại các khu đô thị.
-
Sự xâm lấn ánh sáng – ánh sáng xuất hiện tại những nơi không có chủ đích, không mong muốn hoặc không cần thiết.
-
Sự chói – độ sáng quá mức gây khó chịu cho thị giác.
-
Sự bừa bãi của ánh sáng – các nguồn sáng đan xen.
Sự ô nhiễm ánh sáng ở đây một phần xuất phát từ mặt trái của nền văn minh công nghiệp hiện đại. Nó bao gồm việc thiết kế chiếu sáng cho ngoại và nội thất, quảng cáo, trung tâm thương mại, văn phòng, nhà máy, đèn đường và các địa điểm thể thao được chiếu sáng.
Thực tế hiện nay có quá nhiều ánh sáng ngoài trời sử dụng không hiệu quả đặc biệt vào ban đêm: ánh sáng quá chói, ánh sáng không hướng đến mục tiêu cần thiết hay không được che chắn đúng cách... Lượng ánh sáng này và lượng điện được sử dụng để tạo ra nó đang bị sử dụng một cách lãng phí và đổ vào môi trường, thay vì phải tập trung vào các khu vực và vật thể cần được chiếu sáng.
>> Các yếu tố ảnh hưởng đến khoảng cách bố trí đèn đường
2. Ảnh hưởng của ô nhiễm ánh sáng
Ảnh hưởng đến sức khoẻ con người
Năm 2007, theo cơ quan Nghiên cứu Ung thư IARC của Tổ chức Y tế Thế giới WHO năm 2007, ô nhiễm ánh sáng gây những rối loạn nhịp sinh học là một trong những nguyên nhân gây nên ung thư.
Năm 2009, trong sách "Mù do ánh sáng" (Blinded by the light?), Giáo sư Steven Lockley, ĐH Y khoa Harvard, viết về "Ý nghĩa của sức khỏe con người đối với ô nhiễm ánh sáng", cho rằng "…sự xâm nhập của ánh sáng, ngay cả ánh sáng mờ, có thể có những ảnh hưởng có thể đo được đối với sự gián đoạn giấc ngủ và sự ức chế melatonin, tuần hoàn mãn tính, ngủ và sự phá vỡ hóc môn có thể có những nguy cơ về sức khỏe lâu dài."
Ngoài ra, việc ô nhiễm ánh sáng tác động có thể gây ra hiện tượng mệt mỏi, đau đầu, căng thẳng, phiền muộn lo âu...
Tác động tới nền kinh tế, xã hội
Việc lạm dụng ánh sáng nhân tạo, sử dụng ánh sáng quá mức gây lãng phí năng lượng: theo các nghiên cứu, việc chiếu sáng chiếm đến ¼ năng lượng tiêu thụ trên thế giới, trong đó có từ 50% – 90% ánh sáng ở các toà nhà là không cần thiết.
Phá vỡ hệ sinh thái
Ô nhiễm ánh sáng là nguyên nhân làm giảm khả năng hoạt động của côn trùng, sinh vật về đêm, các loại hoa ban đêm khó được sâu bướm thụ phấn…
Ngoài ra ô nhiễm ánh sáng còn làm ảnh hưởng đến việc quan sát thiên văn: tại các khu đô thị, hầu như người dân sẽ không nhìn thấy các ngôi sao trên bầu trời đêm ngoại trừ mặt trăng và một vài ngôi sao sáng gần trái đất.
3. Đèn đường LED Roman - Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng
Để giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng thì việc sử dụng đúng thiết bị chiếu sáng và thiết kế ánh sáng khoa học, hợp lý được xem là giải pháp tối ưu hàng đầu hiện nay. Với công nghệ chiếu sáng LED cao cấp, đèn đường LED không chỉ thân thiện với môi trường mà còn giúp giảm lượng điện năng tiêu thụ.
-
Ánh sáng đèn đường LED phát ra không bị phân tán, giảm hiện tượng chói lóa. Không những vậy đèn LED chiếu sáng đường phố được nghiên cứu sao cho nguồn sáng phát ra những luồng sáng tập trung hình chữ nhật trên vùng cần chiếu sáng.
-
Hiệu suất chiếu sáng của đèn đường LED cao từ 51 – 81% trong khi đó các bóng đèn truyền thống chỉ đạt hiệu suất 45%.
-
Đèn đường LED chỉ thải ra môi trường 2% lượng ánh sáng ô nhiễm ra môi trường.
-
Giảm điện năng tiêu thụ của đèn xuống 40 – 60%.
-
Các đèn đường LED đã được nghiên cứu trong môi trường mô phỏng để xác định lượng ánh sáng phát ra ở một khoảng cách chừng 10m từ nguồn sáng.
Đèn đường LED ROMAN với những cải tiến vượt trội về thông số kĩ thuật và nguồn LED chiếu sáng đảm bảo ánh sáng an toàn cho mắt, thân thiện với môi trường và tiết kiệm điện năng.
(Nguồn: Tổng hợp)