Đèn LED đã trở thành thiết bị chiếu sáng quen thuộc với hầu hết các hộ gia đình, các công trình kiến trúc hiện đại và tại các khu vực công cộng khác. Đèn LED là sản phẩm đã khắc phục tốt nhất/hầu hết vấn đề của hoạt động chiếu sáng kể từ khi bóng đèn được phát minh ra cho đến nay: tiết kiệm điện năng hơn, ít tỏa nhiệt khi hoạt động, hiệu suất chiếu sáng cao, đa dạng lựa chọn về màu sắc và cường độ ánh sáng, tuổi thọ sản phẩm dài, an toàn hơn cho sức khỏe của người sử dụng, giảm bớt các tác động xấu đến môi trường…
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, đèn LED vẫn sẽ có những trục trặc nhất định dẫn đến việc đèn LED không sáng, gây gián đoạn hoạt động. Cùng Roman tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này và cách sửa đèn LED không sáng qua những thông tin chia sẻ dưới đây.
Các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đèn LED không sáng
Dưới đây là một số nguyên nhân hàng đầu dẫn tới đèn led không sáng, bạn đọc cùng theo dõi những thông tin sau đây để có những cách sửa đèn led không sáng hiệu quả nhất:
Do lỗi dây dẫn
Đây là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng đèn LED không sáng hiện nay. Khi lỗi đến từ dây dẫn, có thể là do dây được lắp đặt chưa đúng cách, dây bị lỏng hoặc bị đứt, điều này dẫn đến việc gián đoạn nguồn điện dẫn vào đèn, làm cho đèn bị nhấp nháy hoặc không sáng.
Do chip LED bị hỏng
Chip LED là bộ phận có vai trò cực kỳ quan trọng, là nguồn phát ra ánh sáng của đèn LED. Khi Chip LED bị lỗi, cũng gây ra các hiện tượng đèn nhấp nháy hoặc không sáng tương tự như lỗi từ dây dẫn, do đó, khi kiểm tra dây dẫn mà không phát hiện vấn đề, thì nguyên nhân có thể đến từ Chip LED của đèn.
Do bộ nguồn bị hỏng, chất lượng kém
Bộ nguồn ở đèn LED có chức năng chuyển đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều, cung cấp mức điện áp để đèn LED sáng. Bộ nguồn bị hỏng hay có chất lượng kém sẽ làm dòng điện cung cấp cho đèn LED gặp sự cố, gián đoạn, dòng điện không ổn định, sẽ dẫn đến việc đèn LED không sáng.
(Nguồn ảnh: Internet)
Hệ thống tản nhiệt của đèn làm việc không hiệu quả
Nhiệt độ quá cao sinh ra trong quá trình hoạt động được coi là kẻ thù của mọi loại đèn, làm giảm tuổi thọ của đèn, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, mất an toàn khi sử dụng, do đó hệ thống tản nhiệt của đèn cũng rất quan trọng. Khi hệ thống tản nhiệt làm việc không hiệu quả, đèn sẽ nóng lên, hoạt động chập chờn, gây ra hiện tượng đèn nhấp nháy rồi không sáng.
>> Xem thêm: Đón Tết thêm sang với các mẹo vệ sinh bóng đèn sau đây
Cách sửa đèn LED không sáng chi tiết từ A - Z
Khi đã tìm được nguyên nhân dẫn đến tình trạng đèn LED không sáng, việc sửa chữa đèn LED cũng dễ dàng hơn. Với những nguyên nhân khác nhau sẽ có cách khắc phục tình trạng này khác nhau.
Sửa đèn led không sáng do lỗi dây dẫn
Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống dây dẫn, cần chắc chắn rằng dây dẫn được tiếp xúc chính xác và đấu nối đúng tại các cổng trên đèn. Dây dẫn chạm vào nhau sẽ gây chập cháy hoặc hư hỏng sản phẩm. Để làm rõ tình trạng này cần hiểu được sự phân cực của dây dẫn cho đèn bằng đồng hồ đo điện, người sử dụng thông thường như chúng ta không có chuyên môn kỹ thuật và am hiểu sâu về vấn đề này nên nhờ đến sự trợ giúp của thợ điện để khắc phục vấn đề một cách triệt để nhất.
(Nguồn ảnh: Internet)
Sửa đèn led không sáng do lỗi chip LED
Biểu hiện rõ ràng nhất của việc Chip LED đèn bị hỏng là quan sát được Chip LED có màu đen ở tim và cạo ra được muội than, cho thấy đèn đã bị cháy và không còn hoạt động được nữa. Với lỗi này, cách khắc phục tối ưu nhất là mua và thay thế bằng một chiếc đèn mới. Chi phí cho việc mua mới đèn LED hiện nay cũng không quá cao, và tối ưu hơn hẳn so với việc sửa chữa thiết bị.
Cách sửa đèn led không sáng do bộ nguồn của đèn
Trước hết cần tháo rời đèn ra khỏi đui đèn và tiến hành kiểm tra. Bộ nguồn bị hỏng có thể khắc phục bằng việc thay thế một bộ nguồn mới. Trên thị trường hiện nay có đa dạng mẫu mã, chủng loại đèn LED, việc tìm mua một bộ nguồn mới cho đèn cũng không quá khó khăn, việc sửa chữa đèn cũng dễ dàng hơn nhiều.
Sửa đèn led do lỗi hệ thống tản nhiệt của đèn
Trước tiên, bạn hãy tháo rời hệ thống tản nhiệt của đèn và tiến hành làm sạch. Việc sử dụng thiết bị chiếu sáng lâu ngày và không có thói quen làm sạch định kỳ dễ gây tình trạng bụi bám nhiều trên thiết bị, đặc biệt tại hệ thống tản nhiệt sẽ làm giảm khả năng làm việc và hoạt động bình thường của hệ thống này, dẫn đến việc thiết bị nón nhanh, hoạt động thiếu ổn định. Sau khi đã làm sạch mà vẫn không khắc phục được tình trạng này, nên cân nhắc đến việc thay mới thiết bị để đảo bảo hiệu quả chiếu sáng và an toàn trong quá trình sử dụng.
>> Xem thêm: Cách sửa đèn led âm trần bị hỏng tại nhà
Các lưu ý trong quá trình sử dụng đèn LED
Để đèn hoạt động ổn định, ít lỗi vặt, kéo dài tuổi thọ thiết bị, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:
-
Lựa chọn sản phẩm có thương hiệu uy tín: Chọn sản phẩm của nhà phân phối, thương hiệu có uy tín, tên tuổi trên thị trường, có các dịch vụ bảo hành, hỗ trợ khách hàng nhanh chóng, chuyên nghiệp. Các sản phẩm đèn LED từ các thương hiệu có uy tín thường rất ít lỗi vặt, trải qua quy trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt, quy chuẩn rõ ràng, tuổi thọ sản phẩm dài, các chỉ số kỹ thuật đều trong giới hạn an toàn cho người sử dụng trong thời gian dài.
-
Chọn đèn LED phù hợp với nhu cầu sử dụng: Căn cứ vào không gian thực tế cần chiếu sáng, cần cân nhắc đến các yếu tố về diện tích, góc chiếu sáng, màu ánh sáng,... để lựa chọn được loại đèn LED phù hợp nhất, giúp tăng hiệu quả chiếu sáng, tiết kiệm điện năng, đảm bảo an toàn thị lực cho người sử dụng: với các phòng bếp nên sử dụng ánh sáng trắng để dễ dàng nhận biết và di chuyển; với các không gian như phòng đọc, phòng làm việc nên sử dụng đèn có chỉ số hoàn màu cao cho ánh sáng trung thực dịu nhẹ; với nhu cầu trang trí thì đèn LED đổi màu là lựa chọn tối ưu cho khách hàng.
-
Chọn loại đèn LED chất lượng thông qua tìm hiểu cơ bản về các chỉ số công bố của sản phẩm: Đèn LED có chất lượng tốt được thể hiện qua các yếu tố như hiệu suất phát quang, chỉ số hoàn màu, tuổi thọ, độ an toàn khi sử dụng,... Hiệu suất phát quang nên đạt từ 110-130 Lm/W để có ánh sáng tốt nhất. Chỉ số hoàn màu CRI từ trên 80 sẽ cho ánh sáng trung thực, dịu nhẹ hơn. Tuổi thọ của đèn LED theo công bố kỹ thuật từ trên 30.000h sử dụng là những loại đèn có chất lượng ổn, phù hợp để lựa chọn sử dụng lâu dài.
-
Chú ý trong lắp đặt cần chọn vị trí lắp đặt phù hợp với điều kiện hoạt động của đèn, nên lắp đặt đèn LED ở những vị trí khô ráo, thoáng mát để không ảnh hưởng đến công năng chiếu sáng và kéo dài tuổi thọ của đèn và nên chú ý lắp đặt đèn theo chuẩn kỹ thuật được công bố.
-
Sử dụng đèn đúng cách: Cung cấp cho đèn nguồn điện đúng định mức để đảm bảo hiệu suất chiếu sáng và không nên bật/tắt đèn liên tục nhiều lần.
-
Bảo dưỡng đèn và vệ sinh đèn thường xuyên: Đảm bảo cho các bộ phận chức năng của đèn hoạt động hiệu quả, không bị gián đoạn do các yếu tố môi trường như bụi, nước, côn trùng tấn công. Việc bảo dưỡng đèn thường xuyên cũng giúp phát hiện những lỗi, sự cố sớm hơn, có cách giải quyết sớm hơn sẽ không ảnh hưởng đến chức năng chiếu sáng của đèn.
-
Đảm bảo môi trường điện áp ổn định: Sử dụng nguồn điện áp phù hợp đảm bảo hiệu quả chiếu sáng. Môi trường điện áp ổn định còn giúp đảm bảo an toàn cho người dùng trong quá trình sử dụng.
Trên đây là những thông tin chia sẻ từ Roman về những cách sửa đèn led không sáng đơn giản tại nhà. Hy vọng những chia sẻ này sẽ hữu ích đối với Quý khách. Để biết thêm các thông về các sản phẩm chiếu sáng led và thiết bị điện, Quý khách có thể để lại câu hỏi và nhận tư vấn chi tiết từ Roman - thương hiệu thiết bị điện, thiết bị chiếu sáng đã có 20 năm kinh nghiệm và uy tín trên thị trường hoặc kết nối với Roman tại:
Hotline/Zalo: 0886002825
Website: https://roman.vn/