Chiếu sáng không gian nhà bếp không chỉ góp phần nâng cao tính thẩm mỹ mà còn giúp việc nội trợ trở nên thuận tiện hơn, có đủ lượng sáng cần thiết cho việc nấu nướng, chế biến các món ăn. Và để đảm bảo sự cân bằng hoàn hảo giữa tính thực tiễn và tính thẩm mỹ cho không gian nhà bếp, hãy cùng Roman tham khảo những hướng dẫn chi tiết việc lựa chọn đèn led downlight cho nhà bếp sau đây.
Chọn đèn led downlight cho nhà bếp như thế nào?
Để đảm bảo đèn chiếu sáng nhà bếp đạt hiệu quả tốt nhất, người dùng có thể tham khảo quy trình lựa chọn đèn downlight cho nhà bếp qua các bước dưới đây:
Bước 1: Phân tích không gian nhà bếp
Trước tiên, bạn phải phân tích không gian chiếu sáng cụ thể phù hợp nhất với nhà bếp. Một số không gian, chẳng hạn như khu vực chuẩn bị thực phẩm, bồn rửa và phía trên bếp sẽ yêu cầu ánh sáng tác vụ để người dùng có thể đọc công thức nấu ăn hay dễ dàng tìm thấy các nguyên liệu cần thiết. Trong khi các không gian khác như bàn ăn sẽ cần ánh sáng tạo điểm nhấn cũng như tạo cảm giác thư giãn cho các thành viên trong gia đình.
Đối với trường hợp khu vực nhà bếp và phòng ăn riêng biệt, bạn có thể sử dụng kết hợp đèn downlight với các nguồn sáng khác nhau để giảm áp lực của ánh sáng nhà bếp. Đối với khu vực ăn uống, bạn có thể sử dụng các vật dụng trang trí và tận dụng nguồn ánh sáng điểm nhấn.
Trường hợp với không gian mở, khi mà nhà bếp được thiết kế mở ra với phòng ăn và phòng khách, ngoài đèn downlight cho nhà bếp, bạn cũng có thể kết hợp trang trí không gian nơi đây với đèn trang trí sẽ giúp cho phòng bếp trở nên rộng rãi hơn.
Nguồn ảnh: Internet
Bước 2: Thiết kế chiếu sáng
Tại bước này, bạn cần xác định chủ đề ánh sáng cho nhà bếp. Bạn muốn ánh sáng đảm bảo tính thẩm mỹ cho không gian hay mong muốn một thứ gì đó thoải mái để nấu nướng và thưởng thức bữa ăn ấm cúng cùng gia đình và bạn bè?
Các sản phẩm đèn led downlight cho nhà bếp hiện nay có thể điều chỉnh các chế độ chiếu sáng hiện đại cho phép người dùng có thể lựa chọn tùy chỉnh ánh sáng theo nhu cầu và tâm trạng mong muốn.
Có một số cách tiếp cận để thiết kế ánh sáng, chẳng hạn như ánh sáng xung quanh, ánh sáng điểm nhấn và ánh sáng nhiệm vụ (hay còn được gọi là ánh sáng tác vụ).
Bước 3: Chọn loại đèn phù hợp
Sau khi đã xác định được loại và phương pháp chiếu sáng cơ bản, người dùng cần lựa chọn các loại đèn chiếu sáng sao cho phù hợp với không gian. Đèn downlight có nhiều hình dạng và kích thước có thể đáp ứng mọi nhu cầu chiếu sáng khác nhau.
Nguồn ảnh: Internet
Bước 4: Tính toán chiếu sáng cần thiết
Trước tiên, bạn phải ước tính lượng ánh sáng cần thiết trong nhà bếp của bạn. Thông thường, đèn nhà bếp sáng hơn bất kỳ phòng nào khác. Để đoán được, bạn cần phải hiểu được lumen là gì?
Quang thông (lumen) là lượng ánh sáng phát ra mỗi giây bởi một nguồn một candela trên một góc rắn nhất định. Nói một cách đơn giản, lumen càng lớn thì ánh sáng càng lớn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng các loại đèn tiêu thụ cùng công suất có thể có các giá trị quang thông khác nhau.
Bước 5: Nhiệt độ màu phù hợp
Nhiệt độ màu đóng một vai trò quan trọng trong việc thiết lập tông màu của nhà bếp. Vì hầu hết các công việc chủ động, chẳng hạn như nấu nướng diễn ra trong nhà bếp nên bạn cần có tầm nhìn rõ ràng. Dải nhiệt độ màu từ ấm đến trắng mát (3500K - 4500K) hoạt động tốt nhất trong khu vực nhà bếp. Đảm bảo tất cả đèn downlight của bạn có cùng nhiệt độ màu để ánh sáng được đồng đều.
Bước 6: Lựa chọn vị trí thích hợp
Nếu đèn led downlight dành cho nhà bếp không được lắp đặt đúng vị trí sẽ không cung cấp đủ ánh sáng cho các hoạt động được diễn ra hiệu quả. Nếu nhà bếp của bạn có bố trí quạt trần, tránh lắp đặt đèn downlight phía trên nó để tránh cắt chùm sáng không cần thiết.
Phương pháp chiếu sáng thích hợp cho nhà bếp
Giải pháp chiếu sáng hiện đại và toàn diện nhất cho phòng bếp với đèn led downlight cho nhà bếp được các chuyên gia tư vấn chia thành 4 loại với các mục đích chiếu sáng như sau:
Ánh sáng xung quanh
Ánh sáng xung quanh thiết lập tâm trạng phù hợp bằng cách sử dụng màu sắc, độ sáng và nhiệt độ. Một nhà bếp có thể phục vụ nhiều mục đích, như ăn uống và nấu nướng. Vì vậy, các nhà thiết kế thường lựa chọn kiểu đèn led downlight âm trần ánh sáng trắng, ấm với góc chiếu sáng rộng đủ cung cấp ánh sáng ở mọi vị trí bao gồm cả các góc tối trong phòng bếp.
Đèn treo và đèn chùm được xem là sự lựa chọn phù hợp, đặc biệt nếu được lắp đặt phía trên đảo bếp và khu vực ăn uống.
Nguồn ảnh: Internet
Chiếu sáng tạo điểm nhấn
Ánh sáng tạo điểm nhấn được sử dụng để làm nổi bật một số tính năng nhất định như chiếu sáng cho tủ bếp, khu vực nấu nướng cũng như tăng tính thẩm mỹ cho toàn bộ không gian.
Chiếu sáng nhiệm vụ
Chiếu sáng nhiệm vụ là điều bắt buộc đối với các thiết kế chiếu sáng đương đại. Những đèn downlight như vậy được thiết kế đặc biệt để nâng cao trải nghiệm nấu ăn trong nhà bếp. Với việc bố trí ánh sáng nhiệm vụ riêng cho khu vực nấu nướng, bạn có thể thiết kế ánh sáng cho các khu vực bếp khác mà không lo bị hạn chế tầm nhìn.
Chiếu sáng gián tiếp
Chiếu sáng gián tiếp hoạt động khi các thiết bị chiếu sáng trực tiếp lên tường hoặc trần nhà, và ánh sáng dội ra khỏi vật cản và chiếu xuống bề mặt bên dưới. Để đạt được hiệu ứng này, người dùng phải đặt đèn LED phía trên tủ hoặc bên trong vách thạch cao thẳng đứng và hướng chúng lên trần nhà. Kết quả là sự phản xạ của chùm sáng từ trần nhà sẽ tạo ra hiệu ứng ánh sáng gián tiếp.
Nguồn ảnh: Internet
Ngoài ra, bạn có thể kết hợp các phong cách chiếu sáng khác nhau chẳng hạn ánh sáng điểm nhấn với nhiệm vụ và ánh sáng gián tiếp để tạo ra một bầu không khí tuyệt vời cho không gian nhà bếp của bạn.
Hy vọng với những chia sẻ về cách chọn đèn led downlight cho nhà bếp trên đây sẽ phần nào cung cấp những kiến thức chiếu sáng hữu ích đến với bạn đọc. Để biết thêm các thông tin chi tiết về các sản phẩm đèn downlight led, Quý khách có thể liên hệ HOTLINE: 0886002825 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.