Aptomat là gì? Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của Aptomat?

13/07/2022 - 09:38 AM
Aptomat là thiết bị điện quan trọng trong mỗi gia đình khi mà nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng và yêu cầu an toàn được đặt lên hàng đầu. Vậy Aptomat là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thiết bị này như thế nào? Hãy cùng Roman tìm hiểu chi tiết qua những thông tin sau đây:

Aptomat là gì? 

Khái niệm aptomat

Aptomat tiếng anh là gì? Trong tiếng Anh, Aptomat được gọi là CB (viết tắt của cụm từ Circuit Breaker). Tuy nhiên, Aptomat có nguồn gốc từ tiếng Nga, dùng để gọi thiết bị đóng cắt tự động hay còn gọi là cầu dao tự động.
 
Aptomat có chức năng bảo vệ hệ thống tránh hiện tượng quá tải hoặc ngắn mạch. Một số loại aptomat còn có thêm nhiều chức năng tiên tiến khác như chống rò rỉ điện hoặc aptomat chống giật.

Phân loại aptomat

Dựa theo cấu tạo: 
  • Aptomat tép MCB (Miniature Circuit Breaker): Bảo vệ quá tải và ngắn mạch.

  • Aptomat khối MCCB (Moulded Case Circuit Breaker): Có chức năng bảo vệ quá tải dòng điện và ngắn mạch.

Dựa theo số pha/ số cực:
  • ​Aptomat 1 pha: 1 cực

  • Aptomat 1 pha + trung tính (1P+N): 2 cực

  • Aptomat 2 pha: 2 cực

  • Aptomat 3 pha: 3 cực

  • Aptomat 3 pha + trung tính (3P+N): 4 cực

  • Aptomat 4 pha: 4 cực

  • Aptomat dạng tép MCB

Dựa theo đặc điểm chức năng:
  • Aptomat thường (MCB và MCCB): Giúp bảo vệ quá tải, ngắn mạch.

  • Aptomat chống dòng rò, chống giật: RCCB (Residual Current Circuit Breaker - Aptomat chống dòng rò dạng tép), RCBO (Residual Current Circuit Breaker with Overcurrent Protection - Aptomat chống dòng rò, chống giật và bảo vệ quá tải dạng tép) và ELCB (Earth Leakage Circuit Breaker - Aptomat chống dòng rò và bảo vệ quá tải dạng khối).

Dựa theo dòng cắt ngắn mạch
  • Dòng cắt thấp: Thường được dùng trong điện dân dụng.

  • Dòng cắt tiêu chuẩn: Thường áp dụng trong lĩnh vực công nghiệp. 

  • Dòng cắt cao: Thường áp dụng trong công nghiệp và các ứng dụng đặc biệt.

 

 

Cấu tạo của Aptomat

Aptomat có nhiều loại nhưng đều có chung đặc điểm cấu tạo gồm các bộ phận chính như sau: tiếp điểm, hộp dập hồ quang, bộ phận truyền động, móc bảo vệ.
 
cau-tao-aptomat

Tiếp điểm aptomat

Tiếp điểm được chia thành hai cấp tiếp điểm (tiếp điểm chính và hồ quang) hoặc ba tiếp điểm (tiếp điểm chính, tiếp điểm phụ và hồ quang). Khi mạch điện được đóng lại, các tiếp điểm sẽ lần lượt đóng từ tiếp điểm hồ quang => tiếp điểm phụ => tiếp điểm chính. Ngược lại, khi mạch điện bị ngắt, quá trình cơ chế hoạt động sẽ ngược lại.

Hộp dập hồ quang

Để aptomat có thể dập tắt được hồ quang trong tất cả các chế độ làm việc của lưới điện, người ta thường dùng hai kiểu nửa kín và kiểu hở.
  • Nửa kín: Được đặt trong vỏ kín của aptomat và có lỗ thoát khí, dòng điện giới hạn không quá 50KA

  • Kiểu hở: Được dùng khi giới hạn dòng điện cắt lớn hơn 50KA hoặc điện áp lớn 1000V.

Cơ cấu truyền động cắt Aptomat

Truyền động cắt Aptomat thường được điều khiển bằng tay và bằng cơ điện (điện từ, động cơ điện).
  • Truyền động cắt bằng tay được thực hiện với các Aptomat có dòng điện định mức thấp hơn 600A.

  • Đối với điều khiển bằng cơ điện (điện từ) được dùng ở các Aptomat có dòng điện lớn lên đến 1000A.

Móc bảo vệ Aptomat

Bộ phận truyền tín hiệu này của Aptomat sẽ tác động khi mạch điện có dấu hiệu quá dòng điện (quá tải hay ngắn mạch) và sụt áp giúp Aptomat tự động cắt điện, tránh những sự cố xảy ra.

>> Xem thêm: Ổ cắm điện bị chập: Nguyên nhân và cách khắc phục

Nguyên lý hoạt động của Aptomat

Các móc bảo vệ sẽ có nhiệm vụ chính là ngắt mạch khi phát hiện tình trạng lỗi xảy ra trong hệ thống điện. Nếu một dòng điện chạy qua các tiếp điểm thay đổi đột ngột, từ trường tạo ra trên lò xo (điện áp quá thấp) sẽ bị giảm hoặc lò xo bị nóng lên quá mức (điện áp cao) khiến các tiếp điểm bị mở ra và dòng điện bị ngắt.
 
Đối với các Aptomat sử dụng cho các thiết bị điện dân dụng trong gia đình, người dùng sẽ phải sử dụng tay để điều khiển thiết bị hoạt động trở lại. Mặt khác, Aptomat dành cho hệ thống điện có dòng cắt cao hơn thường có cơ chế điều khiển bằng điện từ.
 
Sau khi hiện tượng ngắn mạch xảy ra được một thời gian, các lò xo trong móc bảo vệ sẽ trở lại trạng thái bình thường để các tiếp điểm có thể tiếp xúc lại với nhau, cho phép dòng điện tiếp tục đi qua.

Aptomat dùng để làm gì?

aptomat-la-gi

Aptomat là thiết bị điện phổ biến và không thể thiếu trong bất kỳ hệ thống điện nào. Sau đây là một số lợi ích quan trọng nhất của Aptomat như sau:
  • Tự động ngắt dòng điện khi có hiện tượng ngắn mạch hay sụt áp xảy ra.

  • Bảo vệ các thiết bị điện khỏi các hư hỏng khi hệ thống điện gặp sự cố không mong muốn.

  • Aptomat sẽ có công dụng ngắt điện khi dòng điện bị rò rỉ xuống đất.

  • Nếu xảy ra trường hợp điện giật, Aptomat cũng tự động ngắt điện để bảo vệ con người.

Những thiết bị điện dân dụng nên sử dụng aptomat

Nhu cầu sử dụng các thiết bị điện dân dụng trong gia đình ngày càng tăng cao. Để đảm bảo an toàn cho hệ thống điện, đối với những thiết bị hoạt động với công suất cao nên sử dụng aptomat để bảo vệ an toàn cho người sử dụng. Sau đây là những thiết bị cần sử dụng aptomat:
  • Aptomat chống giật cho bình nóng lạnh: Thông thường, các bình nóng lạnh gia đình gián tiếp sử dụng công suất từ 1500W, bình trực tiếp 2500W. Thêm vào đó việc lắp đặt thiết bị ở không gian nhiều hơi nước cần phải được đảm bảo an toàn cho người dùng. 
  • Aptomat cho điều hòa: Điều hòa cần tiêu thụ lượng công suất lớn nên lắp aptomat là điều vô cùng cần thiết.

  • Aptomat cho bếp từ: Bếp từ có công suất giao động từ 1000W - 1800W. Tùy theo mức công suất của thiết bị để lựa chọn aptomat sao cho phù hợp.

Aptomat bị nhảy liên tục là do đâu?

Trong quá trình sử dụng các thiết bị điện không tránh khỏi trường hợp aptomat bị nhảy? Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Cùng tìm hiểu những lý do chính sau đây:
  • Do đường điện bị quá tải: Sử dụng đồng thời các thiết bị điện cùng cùng một lúc trên cùng một đường dây sẽ tạo ra tổng công suất lớn hơn nhiều so với công suất chịu tải của Aptomat. Do đó xảy ra tình trạng Aptomat tự nhảy.

  • Do đường điện tổng gặp sự cố gây cháy, chập.

  • Do dòng điện bị rò rỉ: Khi dây điện âm tường trục trặc, các đầu nối hở tiếp xúc với nhau gây cháy nổ. Trong trường hợp này Aptomat sẽ tự nhảy để ngắt toàn bộ dòng điện.

  • Do sử dụng Aptomat chất lượng kém

  • Do thanh lưỡi gà trong Aptomat bật tắt nhiều lần vượt quá số lần khởi động quy định sẽ bị mòn làm cho các điểm tiếp xúc kém. Vì thế dòng điện chạy qua chập chờn dẫn tới Aptomat bị nhảy liên tục.

Hi vọng qua những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn Aptomat là gì cũng như đặc điểm cấu tạo và nguyên lý hoạt động của sản phẩm. Để biết thêm các thông tin hữu ích khác liên quan đến thiết bị điện, thiết bị chiếu sáng Quý khách có thể tham khảo thông tin TẠI ĐÂY.
 
(Tổng hợp)
Từ khóa liên quan: aptomat dùng thay thế cho, ký hiệu aptomat, giá aptomat chống giật, aptomat thông minh

Kết nối với Roman tại: 

☎ Hotline: 0886002825

 

Các tin liên quan
Trên thị trường hiện nay các loại thiết bị cảm biến đang được đa dạng hóa và được sử dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực.
Xem chi tiết
Bạn sẽ không phả lo lắng dù trong một cuộc thám hiểm vào ban đêm hay những buổi tối cúp điện đột ngột, mất điện mùa mưa bão khi đã có vị cứu tinh là chiếc đèn pin cầm tay siêu sáng và nhỏ gọn.
Xem chi tiết
Quạt trần là thiết bị gia dụng được dùng để làm mát và lưu thông không khí trong không gian sống và làm việc. Hiện nay các mẫu quạt trần được thiết kế với nhiều kiểu dáng và kích thước khác nhau đặc biệt là số cánh của quạt trần.
Xem chi tiết
Đăng ký để nhận những thông tin mới nhất của Roman
CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ ĐIỆN SIMON VIỆT NAM
GPKD/MST: 0901090369 - Ngày cấp: 24/11/2020 - Nơi cấp: Sở kế hoạch tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Lô CN06, KCN Yên Mỹ II, TT. Yên Mỹ, H. Yên Mỹ, T. Hưng Yên, Việt Nam
Nhà máy: Lô CN06, KCN Yên Mỹ II, TT. Yên Mỹ, H. Yên Mỹ, T. Hưng Yên, Việt Nam
Điện thoại: 0968.111.900
Nhà máy gia công: KCN Đồng Văn I, Thị xã Duy Tiên, Tỉnh Hà Nam, Việt Nam
Điện thoại: 0226.3836.140
 
CÔNG TY CP THIẾT BỊ ĐIỆN SIMON VIỆT NAM - VPĐD TẠI HÀ NỘI
ĐC: Tầng 5, Tòa nhà Cplus Office, tổ 28, phố Thành Thái, P. Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, HN
Điện thoại: 0968.111.900 
TP kinh doanh bán buôn Roman miền Bắc:
Ông Nguyễn Thế Dũng  - Mobile 0963.532.223
Giám đốc bộ phận quan hệ khách hàng:
Ông Nguyễn Xuân Hải - Mobile 0983.665.518


CÔNG TY CP THIẾT BỊ ĐIỆN SIMON VIỆT NAM - ĐĐKD TẠI ĐÀ NẴNG
ĐC: Số 40 Hoàng Văn Thái, Phường Hòa Minh, Quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 0968.111.900



CÔNG TY CP THIẾT BỊ ĐIỆN SIMON VIỆT NAM - VPĐD TẠI TP. HCM
ĐC: Tầng 4, tòa nhà Y12 Hồng Lĩnh, phường 15, Q. 10, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0968.111.900
Phụ trách kinh doanh công trình dự án:
Ông Trương Gia Hoà - Mobile 0908 898 223
Phụ trách KD Roman Khu vực TP.HCM và các tỉnh từ Bình Định trở vào
Ông Châu Bá Phương - Mobile 0905.426.774
CÔNG TY CP THIẾT BỊ ĐIỆN SIMON VIỆT NAM - VPĐD TẠI CẦN THƠ
ĐC: 124 Võ Văn Kiệt, KV Bình Trung, P.Long Hòa, Q.Bình Thủy, TP Cần Thơ
Điện thoại: 0968.111.900
Phụ trách KD Roman 10 tỉnh miền Tây gồm: Cần Thơ, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Bạc Liêu, An Giang, Hậu Giang, Kiên Giang, Cà Mau.
Ông Lê Văn Yên - Mobile 0932.077.239
Copyright@simonvietnam
08 8600 2825