Ánh sáng là một trong những yếu tố quan trọng trong thiết kế nội thất mà các kiến trúc sư rất coi trọng để tạo nên vẻ đẹp của ngôi nhà. Muốn có một ngôi nhà, căn phòng sang trọng, tiện ích phải có sự kết hợp hài hòa, đồng bộ giữa ánh sáng và đồ vật. Không cần phải là một chuyên gia nội thất nhưng nếu có kiến thức cơ bản và hiểu được sự kết hợp ánh sáng sẽ giúp bạn lựa chọn những sản phẩm nội thất phù hợp với ngôi nhà và sở thích cá nhân. Cùng Roman tìm hiểu và khám phá ảnh hưởng của ánh sáng đến “sự thành bại”trong thiết kế nội thất nhé!
Phân loại ánh sáng trong thiết kế nội thất
Để sử dụng ánh sáng một cách hiệu quả, bạn nên có ý tưởng từ trước để biết khu vực nào cần chiếu sáng, sử dụng nguyên lý chiếu sáng nào, mục đích chiếu sáng là gì, vị trí nguồn sáng, dùng ánh sáng loại gì, màu sắc của ánh sáng,… từ đó mới hình thành cơ sở để chọn những kiểu đèn, loại bóng đèn phù hợp.
Ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo
-
Ánh sáng tự nhiên: tạo sự thoải mái đối với con người vì mắt chúng ta thích nghi một cách tự nhiên. Nguồn sáng tự nhiên thường mang đến cảm giác thoải mái, tươi sáng và tràn ngập sức sống cho không gian nội thất và là nguồn sáng có lợi cho sức khỏe.
-
Ánh sáng nhân tạo: có thể điều chỉnh cường độ màu sắc dễ dàng bằng cách sử dụng các loại đèn khác nhau ở vị trí trong căn phòng. Ngoài công dụng chính là chiếu sáng vào phòng lúc tối thì việc kết hợp các màu sắc, vị trí lắp đặt sẽ giúp căn phòng trở nên đẹp và sang trọng, tạo một không gian rất riêng, “đậm chất thơ” cho mỗi công trình.
Nguồn ảnh: Internet
Ánh sáng trực tiếp, ánh sáng gián tiếp
-
Ánh sáng trực tiếp: là loại ánh sáng đi thẳng từ nguồn sáng đến các vật thể cần chiếu sáng bao gồm cả ánh sáng đi qua cửa kính trong suốt. Ánh sáng trực tiếp thường có cường độ mạnh nên gây ra cảm giác không thoải mái cho người sử dụng khi sử dụng liên tục trong thời gian dài.
-
Ánh sáng gián tiếp: còn gọi là ánh sáng phân tán là ánh sáng được khuếch tán qua một môi trường khác như tường nhà, đám mây, rèm cửa, nên loại ánh sáng này có cường độ chiếu sáng yếu, dịu nhẹ, mang lại cảm giác bình yên, dễ chịu đối với người sử dụng.
Các phương pháp chiếu sáng phổ biến
-
Chiếu sáng toàn cảnh: ban ngày có thể thực hiện việc chiếu sáng này bằng cách lấy ánh sáng qua hệ thống các cửa sổ. Vào buổi tối, để thay thế hay bổ sung cho nguồn chiếu sáng tự nhiên, bạn cần bố trí ánh sáng đều khắp, độ sáng vừa phải bằng cách dùng hệ thống đèn Led ốp trần hoặc Tuýp có khả năng chiếu sáng cho toàn bộ không gian.
-
Chiếu sáng tập trung: tạo nên vẻ đẹp nổi bật hay linh thiêng cho không gian. Ban ngày, nguồn ánh sáng tự nhiên rọi trực tiếp qua các ô cửa kính nhỏ cũng đủ tạo nên những vệt nắng kỳ ảo cho các không gian phụ như sảnh tối, chân cầu thang, bếp. Vào buổi tối có thể sử dụng các loại đèn tường, đèn bàn, đèn rọi ray khớp xoay hướng chiếu để tạo hiệu quả.
-
Chiếu sáng làm nổi bật: khi cần đánh dấu nhấn chi tiết kiến trúc, các vật mẫu trưng bày, tranh treo tường… bạn có thể dùng những loại đèn chiếu rọi ray để tập trung nguồn sáng. Nhiều khi chỉ một cây đèn có chân đặt vào không gian cũng làm bật lên khung cảnh mà nguồn sáng toàn cảnh không biểu hiện được.
Lựa chọn chiếu sáng phù hợp cho từng khu vực
Mỗi một khu vực nhà ở với các nhu cầu và mục đích chiếu sáng khác nhau nên việc sử dụng các loại đèn cũng cần khác nhau. Cùng tham khảo ngay một số gợi ý dưới đây nhé:
Hành lang, lối vào nhà
Bạn có thể lựa chọn chiếu sáng gián tiếp với nhiều điểm sáng để tạo không gian thân thiện, quen thuộc. Đối với lối vào hẹp, dài của hành lang có thể dùng những đèn chiếu nhỏ áp tường, đèn có ánh sáng ấm là thích hợp để dẫn dắt lối đi để không tạo cảm giác hun hút, hoang lạnh.
Nguồn ảnh: Internet
>> Xem thêm: Tiêu chí lựa chọn đèn ốp trần ban công đẹp
Phòng khách
Nên bố trí nhiều lớp ánh sáng để có thể điều chỉnh tùy theo nhu cầu. Ban ngày, phòng khách nên tận dụng được nguồn ánh sáng tự nhiên càng nhiều càng tốt qua việc bố trí các cửa kính lớn hoặc giếng trời rộng. Buổi tối, để tạo được sự sang trọng, không khí ấm cúng, gần gũi cho căn phòng nên sử dụng đèn chùm hoặc các loại đèn Downlight có ánh sáng ấm. Đặc biệt không nên thắp sáng nhiều quanh tivi, mặt gương, kính vì dễ gây ra phản chiếu làm chói mắt.
Hình ảnh: Đèn downlight âm trần Roman
Phòng ngủ
Nếu bạn muốn một phòng ngủ thật lãng mạn, tốt nhất nên bố trí 2 bóng đèn treo tường ở 2 bên đầu giường. Nếu bạn muốn phòng ngủ mang lại ấn tượng sâu sắc thì loại đèn treo nhiều ngọn được trang trí với chụp đèn pha lê tạo cảm giác ánh sáng lộng lẫy là một lựa chọn hàng đầu. Hoặc bạn muốn tạo phong cách đơn giản, thư thái thì lựa chọn đèn Downlight với ánh sáng ấm kết hợp với đèn bàn cho nhu cầu đọc sách hoặc nhu cầu cá nhân là hợp lý.
Nguồn ảnh: Internet
Phòng bếp và phòng ăn
Ánh sáng nên có sự kết hợp giữa ánh sáng trắng và ấm để tạo sự ấm cúng trong bữa cơm gia đình và cảm giác ngon miệng. Bạn có thể dùng ánh sáng trắng của đèn Tuýp, ốp trần để nhìn rõ đồ vật và kết hợp đèn Downlight với ánh sáng ấm.
Nguồn ảnh: Internet
Nhà vệ sinh, phòng tắm
Bạn nên tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên và bố trí đèn chiếu sáng màu trắng và độ bền cao như đèn ốp trần, đèn Downlight có ánh sáng không quá chói, tạo cảm giác thư thái, nhẹ nhàng. Đặc biệt cần lưu ý lựa chọn những loại đèn có thiết kế đạt tiêu chuẩn chống nước nhất định để đảm bảo tuổi thọ đèn và an toàn khi sử dụng.
>> Xem thêm: 4 điều nhất định phải biết khi lựa chọn đèn ốp trần nhà vệ sinh
Hy vọng với những chia sẻ của Roman về ảnh hưởng của ánh sáng đến lựa chọn và thiết kế nội thất trên đây sẽ hữu ích đối với bạn. Đừng quên theo dõi Roman thường xuyên để không bỏ lỡ những thông tin hữu ích khác nhé! Mọi thắc mắc và yêu cầu cần được giải đáp vui lòng liên hệ theo HOTLINE: 0886002825.