Trong bài viết này, Roman sẽ chỉ ra một số nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho thiết bị điện bị cháy để bạn và gia đình có thể phòng ngừa những rủi ro.
1. Ổ cắm điện
Hầu hết các vụ cháy điện là do ổ cắm điện bị chập hoặc ổ cắm bị mòn không được nối đất đúng cách. Khi các ổ cắm và công tắc cũ hơn, hệ thống dây điện phía sau chúng cũng bị mòn và lỏng ra theo thời gian, khả năng sẽ bị đứt và gây ra hỏa hoạn.
Các thiết bị điện bị hao mòn là nguyên nhân gây ra nhiều vụ cháy điện vì chúng tiêu thụ nhiều điện năng và các thiết bị có dây điện bị hư hỏng có nguy cơ gây ra hỏa hoạn cao hơn.
2. Hệ thống dây điện
Hệ thống dây điện lâu năm đã quá cũ cũng là nguyên nhân gây ra chập cháy điện. Khi số lượng thiết bị điện hiện đại ngày càng gia tăng trong ngôi nhà (máy tính, TV màn hình rộng, đầu video, lò vi sóng và máy điều hòa không khí,...) mà hệ thống dây điện trong nhà đã lâu năm và lỗi thời sẽ không thể xử lý tải điện được. Hệ thống dây điện cũ hơn có xu hướng nóng lên nhanh chóng và bắt lửa.
Tuy nhiên, thật khó để biết hệ thống dây điện đã cũ và còn đảm bảo an toàn hay không vì hầu hết dây điện được đi âm tường. Để đảm bảo an toàn cho hệ thống điện trong gia đình, bạn cần chú ý đến các dấu hiệu về điện như sau:
-
Bộ ngắt mạch thường xuyên quá tải
-
Đèn nhấp nháy hoặc mất điện liên tục
-
Thiết bị điện cảm thấy quá nóng
-
Các tia lửa từ các thiết bị hoặc ổ cắm
-
Mùi khét
3. Quá tải mạch điện
Quá tải điện là hiện tượng vượt quá định mức cho phép của các thiết bị điện và đường dây dẫn gây ra hiện tượng đóng ngắt nguồn cấp và thậm chí gây cháy nổ, chập điện các thiết bị điện.
Việc sử dụng quá nhiều thiết bị điện sẽ làm tăng công suất, nên nếu bạn sử dụng đường dẫn từ nguồn có tiếp diện nhỏ thì hiệu quả dẫn điện sẽ thấp trong khi đó công suất nguồn điện quá cao sẻ gây ra hiện tượng quá tải.
Theo các tiêu chuẩn thiết kế hệ thống điện thì công suất tối đa của mỗi ổ cắm điện có thể lên đến 3000W và số ổ cắm có thể lên đến 8 lỗ. Tuy nhiên nhiều gia đình vì muốn tiện lợi cho việc sử dụng điện đã dùng 1 ổ cắm chia ra cho nhiều nguồn kết nối khác gây ra sự cố quá tải.
Chính vì vậy trước khi bắt đầu thực hiện lắp đặt điện cho một căn phòng, cần phải lên kế hoạch tính toán vị trí lắp đặt công tắc hoặc phích cắm cho đến các thiết bị điện khác như tivi, điều hòa, tủ lạnh, hệ thống âm thanh, ánh sáng... Điều này sẽ cho phép bạn biết trước những vật liệu cần thiết và cách lắp đặt sao cho phù hợp, khoa học nhất, hạn chế tối đa về rủi ro.
>> Xem thêm: Quy tắc bố trí, cách lắp ổ điện trong nhà an toàn
4. Thiết bị điện cũ
Các thiết bị cũ có dây nối bị sờn hoặc dây bị lỏng hoặc bị lỗi có thể bắt lửa nhanh hơn. Ngoài ra, sau một quá trình sử dụng lâu dài công tắc ổ cắm dẫn tới quá trình tiếp xúc giữa phích cắm và chấu điện của ổ cắm điện không tốt dẫn đến phát sinh tia lửa điện. Tia lửa điện này có nhiệt độ khá cao, nếu càng sử dụng. Chính nhiệt độ của tia lửa điện sẽ đốt cháy phần nhựa bao quanh lỗ cắm của ổ cắm điện và gây ra tình trạng chập cháy.
5. Đèn chiếu sáng
Một nguyên nhân khác của hỏa hoạn là đặt các vật liệu như vải hoặc giấy lên chụp đèn. Vật liệu nóng lên và bốc cháy, gây ra hỏa hoạn. Đèn và thiết bị chiếu sáng bị lỗi hoặc chất lượng kém cũng thường dẫn đến hỏa hoạn.
Trên đây là những nguyên nhân hàng đầu khiến cho thiết bị điện bị cháy gây ra hỏa hoạn. Hi vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp gia đình bạn có thêm kiến thức trong việc phòng tránh hỏa hoạn về điện. Roman chuyên cung cấp các thiết bị điện uy tín và chính hãng trên thị trường sẽ mang đến những mẫu công tắc, ổ cắm điện đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng với tuổi thọ bền lâu. Mọi thông tin chi tiết vui lòng truy cập https://roman.vn/cong-tac-o-cam.html hoặc liên hệ HOTLINE: 0886002825 để được tư vấn và hỗ trợ.
Công tắc điện M6 Plus dạng phím lớn an toàn, chống cháy và giúp không gian trở nên sang trọng hơn.